Phạm tội cướp tài sản có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, soạn thảo kế hoạch và thực hiện việc cướp tài sản, thông thường phạm tội có tổ chức thường được thực hiện bởi nhiều người, trong đó có tồn tại quan hệ phục tùng, chỉ huy. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20). Trong vụ án cướp có tổ chức cũng như trong các vụ án hình sự có tổ chức, tùy thuộc vào quy mơ và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện
tội phạm.
+ Người thực hành trong tội cướp tài sản là người thực hiện những
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Người thực hành là người có ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả của tội phạm. Nếu người thực hành không thực hiện được những hành vi trên thì tội cướp tài sản do đồng phạm thực hiện chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Khi đó TNHS đặt ra đối với những người đồng phạm khác cũng thay đổi rất nhiều. Trong một số trường hợp người thực hiện không thực hiện đúng với kế hoạch phạm tội của những người đồng phạm khác, hoặc vẫn thỏa mãn quy định của tội cướp tài sản nhưng hành vi đó có thể khơng đáp ứng đủ u cầu của những người đồng phạm hoặc cũng có thể vượt q những u cầu đó (ví dụ ban đầu tất cả cùng bàn bạc chỉ gây thương tích rồi chiếm đoạt tài sản của nạn nhân nhưng người thực hành đã thực hiện hành vi giết người để chiếm đoạt tài sản, hay trong quá trình chuẩn bị thực hiện tội cướp tài sản, người thực hành đã tự nguyện không tiếp tục thực hiện tội cướp mặc dù khơng có gì ngăn cản…) khi đó tùy từng trường hợp mà xét tới TNHS của những người đồng phạm khác.
Người thực hành khơng phải là người có vai trị nguy hiểm nhất trong đồng phạm cướp tài sản (người tổ chức mới là nguy hiểm nhất), nhưng giữ vai trị trung tâm trong 1 vụ đồng phạm vì hành vi của họ là cơ sở để định tội danh, để xác định giai đoạn thực hiện tội phạm, để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi phạm tội.
+ Người xúi giục người khác cướp tài sản là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội cướp. Người xúi giục tội cướp tài sản phải thực hiện việc xúi giục một cách trực tiếp nhằm mục đích để người khác thực hiện hành vi cướp tài sản và nhằm vào đối tượng người thực hành cụ thể. Nếu chỉ có hành vi kích động chung chung, bâng quơ khơng nhằm vào một ai, một nhóm người cụ thể thì khơng bị coi là người xúi giục trong đồng phạm của tội cướp tài sản.
+ Người giúp sức trong tội cướp là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi cướp tài sản. Người giúp sức có thể giúp bằng lời nói, lời khuyên, động viên người thực hành, cung cấp các phương tiện cần thiết (như dao, súng, dây trói…) hoặc khắc phục những trở ngại trong quá trình thực hiện hành vi cướp, hứa hẹn che giấu tội phạm, tìm chỗ ẩn nấp, xóa dấu vết phạm tội… cho người thực hành. Ví dụ: Do khơng có tiền ăn chơi, Vũ Xuân Trường rủ rê Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Tất Minh, Hoàng Thanh Sơn đi cướp tài sản của các lái xe tắc xi. Trước khi thực hiện hành vi bọn Trường, Giang đã chủ động bàn bạc thuê xe tắc xi từ Hà Nội đi Hưng Yên, đến chỗ vắng để thực hiện tội phạm và phân công: Nguyễn Văn Giang ngồi ghế phụ cạnh lái xe để chỉ đường, tắt khóa điện, giật phanh tay ơ tô. Vũ Xuân Trường ngồi ghế sau, phía sau lái xe dùng dao khống chế, đe dọa. Nguyễn Tất Minh, Hoàng Thanh Sơn ngồi ghế sau cạnh Trường hỗ trợ, khống chế lái xe và cùng đồng bọn chiếm đoạt tài sản. Thực hiện kế hoạch đã bàn bạc trong các ngày 25 và 27.07.2008 cả bọn đã thực hiện trót lọt 2 hành vi: Dùng dao khống chế, dùng dây điện thoại trói chân, tay, dùng áo nhét và mồm nạn nhân và chiếm đoạt được của anh Nguyễn Văn Lương 2.300.000 đồng tiền mặt, 01 điện thoại di động Nokia 6300 trị giá 500.000 đồng. Chiếm đoạt của anh Nguyễn Văn Mạnh 1.100.000 đồng tiền mặt, 01 điện thoại di động Nokia 6300 trị giá 1.500.000 đồng, một máy nghe nhạc Ipod trị giá 300.000 đồng. Tổng giá trị tài sản chiếm đoạt là 5.700.000 đồng. Hành vi nêu trên của các bị cáo Vũ Xuân Trượng, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Tất Minh và Hoàng Thanh Sơn đã phạm vào tội cướp tài sản, phạm vào điểm a, d khoản 2 Điều 133 BLHS với 2 tình tiết định khung hình phạt là phạm tội có tổ chức và dùng phương tiện nguy hiểm.
Về vai trò phạm tội: Vũ Xuân Trường, Nguyễn Văn Giang là 02 bị cáo giữ vai trị chính. Trường khởi xướng và cùng Giang bàn bạc, phân công rủ rê các bị cáo khác cùng thực hiện tội phạm, chuẩn bị phương tiện, phân
cơng vai trị, vị trí ngồi của từng bị cáo, thực hiện tích cực nhất và tham gia liên tục hai hành vi, vai trò của Trường là cao hơn của Giang.