Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 86 - 88)

Việc áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản cịn một số tồn tại vì những nguyên nhân sau đây:

Một là, Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về dấu hiệu định

khung của tội cướp tài sản nói riêng và quy định của pháp luật hình sự nói chung còn nhiều bất cập, nhiều chế định chưa được hướng dẫn một cách kịp thời nhằm đảm bảo công tác áp dụng trong thực tiễn. Sự logic, chặt chẽ trong

các câu, từ của điều luật còn chưa thực sự đảm bảo dẫn đến tình trạng hiểu sai và áp dụng một cách tùy tiện. Cướp tài sản là tội phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, hành vi cướp tài sản được thể hiện ra bên ngoài khá phong phú với nhiều tình tiết phức tạp, thủ đoạn tinh vi địi hỏi phải có những quy định thật sự cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế còn tồn tại những vấn đề gây hiểu lầm, dễ dẫn đến những vận dụng khơng đồng nhất, thậm chí là trái ngược nhau. Các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản cũng chưa được ban hành một cách đầy đủ cả về số lượng cũng như chất lượng, một số dấu hiệu định khung chưa đáp ứng được địi hỏi thực tiễn về hiệu quả của cơng tác áp dụng hình phạt dẫn đến tình trạng các Tịa án xét xử khơng đúng với khung hình phạt đã được quy định trong BLHS hay áp dụng khơng chính xác hình phạt đối với người phạm tội.

Hai là, do có sự áp dụng pháp luật khơng chính xác của các cơ quan

tiến hành tố tụng. Q trình áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng quy định của BLHS về dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản địi hỏi trình độ và năng lực của người tiến hành tố tụng phải được đảm bảo để giải quyết các yêu cầu được đặt ra. Đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và Tịa án nói riêng ở nhiều nơi cịn yếu về năng lực chuyên môn khiến công tác áp dụng pháp luật về vấn đề này cịn có nhiều sai sót.

Trên thực tế còn tồn tại nhiều Thẩm phán chưa thực sự có trách nhiệm, khơng chịu cập nhật kiến thức pháp luật để trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiên cứu vụ án hình sự cịn sơ sài, áp dụng điều luật khơng đúng, quyết định hình phạt tùy tiện, chưa thống nhất hay hội đồng xét xử phụ thuộc một cách bị động vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện Kiểm sát mà bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng.

Bên cạnh đó, cũng cịn tồn tại một số cán bộ của các cơ quan này có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, có hành vi tham nhũng, trục lợi hay vì những lý do khác mà cố tình áp dụng pháp luật khơng chính xác.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)