khỏe của ngƣời bị hại
Người phạm tội cướp tài sản nếu có hành vi dùng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm phạm đến người bị hại mà có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị truy cứu TNHS theo điểm đ khoản 2 điều 133 BLHS năm 1999. Đây là tình tiết định khung mới đối với tội cướp tài sản, vì theo điểm c khoản 2 Điều 129 BLHS năm 1985 thì người bị hại phải bị thương tích nặng hoặc tổn hại nặng đến sức khỏe thì người phạm tội mới bị truy cứu TNHS. Thương tích nặng
hoặc tổn hại nặng đến sức khỏe của người khác phải có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, tỷ lệ thương tật dưới 31% chưa phải là thương tích nặng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe. Thương tích của người bị hại hoặc của người khác bao gồm cả thương tích do hành vi dũng vũ lực hoặc hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nếu người phạm tội gây thương tích cho nhiều người và tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của nhiều người cộng lại từ 11% đến 30% thì người phạm tội cũng bị truy cứu TNHS theo điểm đ khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999.
Trong những trường hợp sau đây thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm a khoản 3 Điều 133 BLHS năm 1999:
- Tỷ lệ thương tật do hành vi cướp tài sản của người phạm tội gây nên là từ 31% đến 60%. Đây là tỷ lệ thương tật thuộc loại rất nặng, nên người phạm tội phải bị truy cứu TNHS với một khung hình phạt nặng hơn.
- Nếu người phạm tội gây thương tích cho nhiều người và tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của nhiều người cộng lại từ 31% đến 60%.
Tương tự như vậy, người phạm tội bị truy cứu TNHS theo điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 và có thể bị phạt tù từ mười tám đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu:
- Tỷ lệ thương tật do hành vi cướp tài sản của người phạm tội gây nên là trên 61% hoặc gây chết người.
- Nếu người phạm tội gây thương tích cho nhiều người và tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 61%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của nhiều người cộng lại từ 61% trở lên.
Riêng đối với trường hợp làm chết người, cần phân biệt với trường hợp giết người để cướp tài sản. Làm chết người là khi thực hiện hành vi cướp
tài sản người phạm tội không không mong muốn và cũng không để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Khi thực hiện hành vi cướp tài sản người phạm cho rằng hậu quả chết người khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả chết người vẫn cứ xảy ra hoặc khi thực hiện hành vi cướp tài sản người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người sẽ xảy ra nhưng hậu quả chết người lại xảy ra và người phạm tội không buộc phải thấy hậu quả chết người đó.