Hiếp pháp 1980

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 46 - 48)

2.1.2. Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ

2.2.3. Hiếp pháp 1980

Thắng lợi mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà đã hoàn toàn thống nhất, Đất nước độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình đó, tháng 9-1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Hội nghị đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Hiệp thương chính trị đã được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975 tại Sài Gòn bao gồm đại biểu của hai miền Nam, Bắc với đủ các thành phần đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội chung của cả nước sẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra ngày 25-4-1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri. Sau cuộc tổng tuyển cử, Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên vào ngày 25-6-1976 và kéo dài đến ngày 3-7-1976. Ngày 2-7-

1976 Quốc hội đã thông qua các Nghị quyết quan trọng. Đó là các Nghị quyết về lấy tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô, về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới. Cũng vào ngày 2-7-1976 Quốc hội khoá VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, uỷ ban đã hoàn thành dự thảo. Bản dự thảo được đưa ra cho cán bộ trung, cao cấp thảo luận vào tháng 2- 1978. Từ tháng 8-1979 bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9-1980, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

Về cấu trúc, Hiến pháp 1980 gồm 147 điều chia làm 12 chương. Quyền con người, quyền công dân được quy định tại chương Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (32 điều). Còn lại là các chương: Chương I - Chế độ chính trị(14 điều); Chương II - Chế độ kinh tế (22 điều); Chương III - Văn hoá giáo dục, khoa học - kỹ thuật(13 điều); Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (3 điều); Chương VI - Quốc hội (16 điều); Chương VII - Hội đồng Nhà nước (6 điều); Chương VIII - Hội đồng Bộ trưởng (9 điều); Chương IX - Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (4 điều); Chương X - Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (15 điều); Chương XI - của Hiến pháp quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô (3 điều); Chương XII - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (2 điều).

được hiến định trong một chương – chương IV, gồm 32 điều. So với Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1980 đã giành số lượng điều khoản nhiều hơn để quy định quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 46 - 48)