Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện các quy định pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 86 - 88)

luật về bồi thƣờng thiệt hại

Qua đánh giá thực trạng quy định cũng như việc thực hiện nội dung bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động, có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại là nội dung trọng tâm của luật lao động và cần đảm bảo một số yêu cầu như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động phải đảm bảo đặt trong mối quan hệ tổng thể, toàn diện với pháp luật lao động nói chung. Bởi lẽ, các nội dung trong pháp luật lao động luôn có những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động là một nội dung quan trọng của pháp luật lao động, do vậy, quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động được hài hòa, ổn định thì hoàn thiện những vấn đề vướng mắc và tồn tại trong áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động cần được đặt lên hàng đầu. Giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động cũng hạn chế được rất nhiều những tranh chấp lao động phát sinh trên thực tế, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo mối quan hệ lao động được hài hòa, ổn định, tiến bộ, tạo ra thị trường lao động ổn định để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động phải đặt trong mối tương quan hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động. Khi tham gia vào quan hệ lao động, mục tiêu mà hai bên cùng

đặt ra là mục tiêu về lợi ích kinh tế, tuy vậy, giữa NLĐ và NSDLĐ lại có sự đối lập nhất định về quyền lợi. NSDLĐ với ưu thế về tư liệu sản xuất nên luôn nắm quyền quản lý sản xuất, thể hiện ở việc tuyển dụng, sử dụng lao động và phân phối lợi nhuận của quá trình kinh doanh. Còn NLĐ tham gia vào quan hệ lao động với tài sản duy nhất là sức lao động, thường bị phụ thuộc nhiều mặt vào NSDLĐ, nên có vị thế yếu hơn. Do vậy, pháp luật lao động về vấn đề bồi thường thiệt hại đã có những quy định bảo vệ nhiều hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Tuy vậy, để quan hệ lao động ổn định cân bằng thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Tóm lại, quan hệ lao động chỉ có thể phát triển bền vững, ổn định, lâu dài nếu cân bằng được lợi ích của cả hai bên, NLĐ và NSDLĐ. Đây cũng chính là một yêu cầu cơ bản cần đáp ứng khi hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động.

Thứ ba, cần nghiên cứu, tiếp cận các quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế và các quốc gia khác về vấn đề bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động để tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề này, qua đó đảm bảo tính tương thích, sự phù hợp với thông lệ và xu hướng chung, tiến bộ của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại cũng cần phù hợp với các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO và các công ước khác trong lĩnh vực lao động mà nước ta đã tham gia.

Nhìn chung, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động là quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động và quan hệ liên quan đến quan hệ lao động; hạn chế được tối đa các tranh chấp lao động phát sinh từ vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)