Nhận xét chung về xung đột pháp luật về hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 37 - 42)

1.2. Khái quát về xung đột pháp luật về hợp đồng

1.2.3. Nhận xét chung về xung đột pháp luật về hợp đồng

Nhƣ đã nêu ở phần trên, hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài khi nó có một trong những yếu tố: các bên chủ thể của hợp đồng có quốc tịch khác nhau, hợp đồng đƣợc giao kết tại nƣớc ngoài và đối tƣợng của hợp đồng ở tại nƣớc ngoài. Vì vậy, hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của rất nhiều nguồn luật nhƣ luật của quốc gia của các chủ thể ký kết hợp đồng, luật quốc tế hoặc tập quán quốc tế. Xem xét trƣờng hợp một hợp đồng mua bán hàng hóa đƣợc ký kết giữa một công ty Việt Nam và một công ty Hoa Kỳ thì hợp đồng này không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật Hoa Kỳ, thậm chí, nếu các bên lựa chọn Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là luật áp dụng thì hợp đồng này còn liên quan đến cả hệ thống pháp luật quốc tế.

Tóm lại, XĐPL về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài là hiện tƣợng trong một quan hệ hợp đồng quốc tế có sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

Câu hỏi đặt ra với hệ thống pháp luật khác nhau của các quốc gia khác nhau thì liệu rằng hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài có giá trị pháp lý ràng buộc các bên không? Căn cứ vào đâu để cho rằng hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài có hiệu lực trong khi pháp luật các nƣớc khác nhau sẽ đƣa ra các quy

định khác nhau để công nhận hiệu lực của hợp đồng. Nhƣ ví dụ nêu trên, hợp đồng có thể có hiệu lực tại Việt Nam nhƣng có thể là vô hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ.

Các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nhƣ Hoa Kỳ quy định hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn các yếu tố sau: có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể của hợp đồng, các bên tham gia quan hệ hợp đồng là những chủ thể có năng lực, đối tƣợng của hợp đồng không bị cấm, mục đích của hợp đồng là không trái với pháp luật. Pháp cũng quy định về các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm: có sự thỏa thuận giữa các bên, năng lực ký hợp đồng của chủ thể, đối tƣợng của hợp đồng phải hợp pháp và nguyên nhân mục đích giao kết hợp đồng không đƣợc trái với pháp luật.

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng là phải thỏa mãn các điều kiện về hình thức, nội dung và năng lực của chủ thể giao kết hợp đồng.

Vì vậy, xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài xẩy ra liên quan đến các vấn đề sau:

- Hình thức hợp đồng; - Nội dung của hợp đồng;

- Năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng.

Khi tiến hành giao kết hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài, một trong những điều kiện để hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài có hiệu lực là phải tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng, đấy có thể là lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật các của các quốc gia khác nhau thì quy định về hình thức của hợp đồng cũng khác nhau. Vì vậy, xung đột pháp luật xảy đối với hình thức của hợp đồng do hệ thống pháp luật của khác nhau của các quốc gia.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng là sự tự do ý chí thỏa thuận giữa các bên. Trong hợp đồng các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Một trong những điều khoản quan trọng là thỏa thuận về nội dung hợp đồng trong đó có phần thỏa thuận về luật áp dụng đối với hợp đồng. Các bên thƣờng có xu hƣớng lựa chọn hệ thống pháp luật quen thuộc với mình đó chính là pháp luật của quốc gia mình hoặc lựa chọn các điều ƣớc, công ƣớc quốc tế phổ biến trên thế giới, vì các quy định của những công ƣớc, điều ƣớc này rõ ràng đã đƣợc thừa nhận chung để làm luật áp dụng đối với hợp đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng này có thể dẫn đến xung đột pháp luật vì pháp luật quốc gia của các chủ thể có những quy định khác nhau.

Các quốc gia khác nhau có những quy định, điều kiện khác nhau về năng lực chủ thể để tham gia giao kết hợp đồng. Do đó dẫn đến hiện tƣợng xung đột pháp luật xảy ra đối với năng lực của chủ thể giao kết hợp đồng.

Phƣơng thức giải quyết xung đột pháp luật của hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài liên quan đến các vấn đề hình thức hợp đồng, luật áp dụng đối với hợp đồng và năng lực chủ thể của hợp đồng sẽ đƣợc trình bày tại các chƣơng tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 là chƣơng lý luận nhằm mục đích dẫn nhập đề giải quyết vấn đề ở chƣơng tiếp theo, Chƣơng 1 nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản sau: Chƣơng này nêu lên nguyên nhân của hiện tƣợng XĐPL. XĐPL xảy ra khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật. Việc có từ hai hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật dẫn đến yêu cầu phải lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp theo những nguyên tắc nhất định để giải quyết quan hệ pháp luật đó. Lựa chọn pháp luật của quốc gia nào để giải quyết quan hệ pháp luật không thể là sự lựa chọn tùy tiện mà phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh dựa trên những hệ thuộc nhƣ: hệ thuộc luật nhân thân, hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hành vi, luật nơi thực hiện hợp đồng, ….

Một trong những vấn đề thƣờng xảy ra trong quan hệ kinh tế quốc tế đấy là XĐPL trong lĩnh vực hợp đồng. Vì vậy, Chƣơng này còn đƣa ra tập trung vào làm rõ khái niệm hợp đồng và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Hợp đồng nói chung và hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng về cơ bản là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện bình đẳng, tự do ý chí và phải phù hợp với pháp luật của nhà nƣớc. Nhƣng bên cạnh đó, ngoài những đặc điểm chung về hợp đồng, hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài còn có những đặc thù nhất riêng vì nó ít nhất phải phù hợp với một hệ thống pháp luật của chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng.

Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, những giao dịch về hợp đồng giữa các chủ thể không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà liên quan đến rất nhiều quốc gia và các hệ thống pháp luật khác. Nhƣ vậy, cần làm rõ những nguồn luật nào sẽ điều chỉnh các bên trong quan hệ có yếu tố

nƣớc ngoài. Các nguồn luật này bao gồm là pháp luật của quốc gia của chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, các điều ƣớc quốc tế và tập quán quốc tế.

Ngoài ra, Chƣơng này cũng đƣa ra định nghĩa về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Xung đột pháp luật về hợp đồng xẩy ra từ khi các chủ thể bắt đầu thiết lập quan hệ kinh doanh cho đến tiến tới giao kết hợp đồng. Các vấn đề xung đột pháp luật chủ yếu về hợp đồng là xung đột về hình thức, nội dung và chủ thể của hợp đồng.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CỦA VIỆT NAM

Chƣơng này sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến phƣơng thức giải quyết xung đột pháp luật và phân tích thực trạng của việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 37 - 42)