Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 48)

2.2.1. Phương thức giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là tất cả những thỏa thuận của các bên và đƣợc thể hiện trong hợp đồng bằng các điều khoản và điều kiện cụ thể nhất là đối với những quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law). Các điều khoản này thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với một giao dịch bất kỳ nào. Các tranh chấp chủ yếu xảy ra do một trong các bên vi phạm các điều khoản và điều kiện đã đƣợc các bên thống nhất trong hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự do ý chí của các bên đối với một giao dịch dân sự, vì vậy, luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ là luật do các bên lựa chọn. Việc tự do lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng đƣợc xây dựng trên nguyên tắc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (lex voluntalis). Nguyên tắc tự do thỏa thuận luật áp dụng đối với hợp đồng đƣợc thể hiện rất nhiều trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Tất nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng này phải đáp ứng những điều kiện do chính hệ thống pháp luật của quốc gia đó quy định.

Khoản 1 Điều 1210 BLDS Nga quy định “Các bên trong hợp đồng có thể, ở thời điểm giao kết hay sau thời điểm này, lựa chọn pháp luật điều chỉnh

Nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3 Công ƣớc Rome 1980 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng quy định “Hợp đồng sẽ đƣợc điều chỉnh theo hệ thống pháp luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn luật phải đƣợc thể hiện hoặc chứng tỏ với sự chắc chắn hợp lý bằng các điều khoản của hợp đồng hoặc hoàn cảnh của vụ việc”.

Về phần mình, hệ thống pháp luật Việt Nam cho phép các bên lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng theo Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Theo quy định này, các bên trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc tự do lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Nhƣng trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định rõ ràng về thời điểm các bên trong hợp đồng đƣợc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Điều này có thể đƣợc hiểu là các bên có thể đƣợc phép lựa chọn pháp luật tại thời điểm ký kết hoặc trong giai đoạn thực hiện hợp đồng hoặc lựa chọn luật áp dụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có) nhƣ trọng tài hoặc tòa án [57, tr. 103]. Các quy định việc lựa chọn luật áp dụng đối vơi hợp đồng của pháp luật Việt Nam hiện hành đƣợc xây dựng khá phù hợp với pháp luật các nƣớc trong vấn đề tự do thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng là luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng hoặc luật nơi có đối tƣợng của hợp đồng …

Tuy nhiên vẫn còn có một số giới hạn đối với việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng đó là việc lựa chọn pháp luật của các bên dẫn đến việc trái với pháp luật của quốc gia của một bên trong hợp đồng. Việc lựa chọn luật áp dụng không trái với pháp luật quốc gia đã đƣợc thể hiện tại Điều 5 và Điều của Công ƣớc Rome 1980 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng là

luật áp dụng đối với hợp đồng do các bên lựa chọn không đƣợc trái với luật của quốc gia của một bên trong hợp đồng.

Giới hạn lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng đƣợc quy định tại Khoản 3 Điều 759 BLDS 2005 “Pháp luật nƣớc ngoài cũng đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa Việt Nam và Nga quy định “Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc do các bên lựa chọn”.

Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp hợp đồng đƣợc giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì hợp đồng phải hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Tƣơng tự nhƣ vậy, cũng giống với hầu hết pháp luật các nƣớc trên thế giới, các bên trong hợp đồng không đƣợc lựa chọn luật áp dụng của quốc gia khác đối với các hợp đồng liên quan đến bất động sản. Điều này đƣợc thể hiện tại Khoản 2 Điều 765 BLDS 2005 “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân thủ hoàn toàn theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; hợp đồng liên quan đến việc chuyển nhƣợng, cầm cố, thế chấp máy bay, tàu biển tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hàng hải). Các bên giao kết hợp đồng liên quan đến bất động sản, tàu biển, máy bay tại Việt Nam không có quyền lựa chọn pháp luật nƣớc ngoài để áp dụng.

Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng

Các quốc gia có nhiều cách giải quyết khác nhau khi các bên không có thỏa thuận luật áp dụng đối với hợp đồng. Các cơ quan tài phán tòa án hoặc trọng tài sẽ lựa chọn luật áp dụng theo nguyên tắc của tƣ pháp quốc tế. Nếu giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì hội đồng trọng tài sẽ xác định luật áp

dụng dựa trên ý chí của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng. Việc lựa chọn luật áp dụng đối với vụ tranh chấp đƣợc thể hiện tại Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài Thƣơng mại quy định “Đối với các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.

Các nƣớc tại Châu Âu lục địa thƣờng lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng là pháp luật của nƣớc có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng (Khoản 4 Điều 4 Quy tắc Châu Âu 2008). Pháp luật Nga cũng quy định tƣơng tự tại Khoản 1 Điều 1211 BLDS “Trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì pháp luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của nƣớc mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất”.

Về việc lựa chọn luật áp dụng, pháp luật Việt Nam tuân theo hệ thuộc “luật nơi thực hiện hợp đồng”. Theo đó Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ các bên theo hợp đồng dân sự đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.

2.2.2. Thực trạng các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng

Nhƣ đã nêu tại phần trên, nội dung hợp đồng nói chung hay hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng thể hiện sự tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên và đƣợc thể hiện cụ thể thành các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, các tranh chấp phát sinh giữa các bên trƣớc hết sẽ đƣợc giải quyết đầu tiên dựa vào hợp đồng. Phần dƣới đây sẽ trình bày cụ thể về nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài

Lựa chọn luật áp dụng cho một phần hợp đồng

Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định trong việc thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ:

Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.

Khoản 2 và 3 Điều 4 Luật Thƣơng mại cũng quy định “Các bên trong hợp đồng đƣợc thỏa thuận áp dụng pháp luật nƣớc ngoài. Các bên trong hợp đồng đƣợc thỏa thuận áp dụng tập quán thƣơng mại quốc tế, nếu tập quán thƣơng mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam”.

Điều 14 Luật Trọng tài Thƣơng mại quy định “Đối với các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn”.

Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Hàng hải quy định “Các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài, thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật hoặc tập quán hàng hải nƣớc ngoài hoặc quốc tế trong trong các quan hệ hợp đồng”.

Khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tƣ quy định “Đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, trong trƣờng hợp pháp luật Việt Nam chƣa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài và tập quán đầu tƣ quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài và tập quán đầu tƣ quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Luật Đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài quy định hợp đồng phải tuân theo luật nơi ngƣời lao động làm việc.

Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài không phải là tùy tiện mà phải xác định phạm vi những vấn đề mà các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng và những vấn đề mà các bên không đƣợc lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật bắt buộc đối với hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài đó ví dụ nhƣ theo Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 các bên chỉ đƣợc phép thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng còn

đối với hình thức hợp đồng các bên không đƣợc phép lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo hình thức của nƣớc nơi giao kết hợp đồng (Điều 770 BLDS 2005) hay đối với tranh chấp không có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc giải quyết bằng trọng tài thì hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp (Khoản 1 Điều 14 Luật Trọng tài Thƣơng mại) hoặc để xác định nơi giao kết hợp đồng trong trƣờng hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì phải tuân theo pháp luật nơi cƣ trú của các nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 771 BLDS).

Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của các bên cũng không đƣợc chấp nhận trong trƣờng hợp hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam (Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005). Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng không thừa nhận việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 759 BLDS 2005). Trong khi đó theo Quy tắc Roma I, khả năng lựa chọn luật áp dụng cho bốn loại hợp đồng sau bị hạn chế bằng nhiều cách khác nhau. Đó là hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng lao động nhằm bảo vệ lợi ích của bên “yếu hơn”, ít có cơ hội “mặc cả” hơn trong quan hệ hợp đồng. Pháp luật Mỹ cũng có những hạn chế tƣơng tự đối với một số hợp đồng, quan trọng nhất là hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm và cả hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại (franchise contracts). Pháp luật Việt Nam không có những quy định hạn chế cụ thể nhƣ vậy. Tuy nhiên, ta có thể tìm thấy những hạn chế này trong những lĩnh vực nhƣ hợp đồng lao động và tiêu dùng, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này có những quy định bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao đồng, ngƣời tiêu dùng. Ví dụ: theo quy định tại Điều 6 và Điều Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng đã quy định về việc bảo vệ thông tin ngƣời tiêu dùng và trách nhiệm của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền

lợi của ngƣời tiêu dùng, Điều 10 Luật này cũng liệt kê một loạt các hành vi mà tổ chức, cá nhân kinh doanh không đƣợc phép thực hiện nhƣ quảng cáo gian dối, hoạt động xúc tiến thƣơng mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tƣợng là ngƣời không có năng lực hành vi dân sự hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự. Các quy phạm bắt buộc này đƣợc áp dụng ngay cả khi các bên chọn luật khác áp dụng cho hợp đồng.

Các quy định nêu tại phần đầu cho thấy về cơ bản pháp luật Việt Nam đã cho phép các bên trong hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc tự do lựa chọn pháp luật. Quy định này đã phù hợp với các điều ƣớc quốc tế nhƣ Công ƣớc Viên 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế, Quy tắc Roma I và hệ thống pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của pháp luật Việt Nam còn có một số vấn đề phát sinh trên thực tế sau:

Pháp luật Việt Nam chƣa quy định rõ trong trƣờng hợp các bên có quyền đƣợc lựa chọn luật áp dụng cho một phần hợp đồng của hợp đồng hay không? Trong một hợp đồng các bên có đƣợc thỏa thuận áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau không? Ví dụ cụ thể cho điều này là trƣờng hợp trong một hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài có điều khoản quy định “Trong trƣờng hợp pháp luật Việt Nam không có quy định về những vấn đề phát sinh trong hợp đồng thì pháp luật Nhật Bản sẽ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đó”. Việc thỏa thuận thêm điều khoản luật áp dụng nhƣ ví dụ này của các bên có thể là do các bên không có thể chƣa thông hiểu hết hệ thống pháp luật của quốc gia đối tác. Nhƣ vậy các bên có thể quy định hai hệ thống pháp luật cùng tồn tại để điều chỉnh một quan hệ hợp đồng.

Về việc lựa chọn nhiều hơn hai hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Quy tắc Roma 1 đã quy định rất cụ thể tại Điều 3 là “Bằng thỏa thuận của mình, các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần

Việc lựa chọn này qua tham khảo pháp luật của một số nƣớc Châu Âu là về cơ bản chấp nhận việc lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh đối với một hợp đồng [52, tr. 43]. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không có quy định một cách rõ ràng trong trƣờng hợp này, đồng thời cũng không có một điều khoản nào cấm hay hạn chế trong việc một hợp đồng đƣợc điều chỉnh có nhiều hơn một hệ thống pháp luật. Vì vậy, có thể hiểu là các bên lựa có thể lựa chọn cho mình nhiều hơn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng. Điều này, trên thực tế có ý nghĩa đối với các chủ thể nƣớc ngoài khi ký kết hợp đồng đối với các chủ thể của Việt Nam.

Yêu cầu về hình thức thể hiện đối với thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng

Khi lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, các bên đều quy định những điều khoản cụ thể đối với thỏa thuận luật áp dụng. Tuy nhiên, trên thực tế các bên có thể không biết hoặc chi rằng luật của quốc gia minh sẽ đƣợc áp dụng nếu có tranh chấp phát sinh. Trong trƣờng hợp này, giải quyết vấn đề lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng sẽ làm cho các bên mất thêm thời gian để giải quyết vấn đề này.

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể đối với yêu cầu về hình thức thể hiện đối với thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Trong khi đó, Quy tắc Roma I quy định “việc lựa chọn [luật áp dụng] phải đƣợc thể hiện rõ ràng (clearly demonstrated)”. Tƣơng tự, Điều 2 Công ƣớc La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng (Trang 48)