Thành lập các trung tâm tƣ vấn pháp luật cho phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay luận văn ths luật học 60 38 01 (Trang 88 - 90)

- Xây dựng và ký kết chương trình phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý với các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về trợ giúp pháp lý và phổ biến giáo dục cho phụ nữ. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp ở địa phương ký kết chương trình phối hợp với Hội phụ nữ các cấp ở địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; phối hợp với Văn phòng tư vấn pháp luật và bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.

- Nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề về trợ giúp pháp lý cho phụ nữ như: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ; Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; kỹ năng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ.

Các Văn phòng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ thực hiện việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho riêng phụ nữ và đảm nhiệm vai trò lồng ghép giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Việc lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ với các hoạt động khác dành cho phụ nữ được thực hiện thông qua các hoạt động nghiệp vụ như: tư vấn, đại diện, bào chữa, kiến nghị, hòa giải; tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho phụ nữ; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; phát hành các tờ gấp pháp luật về quyền của phụ nữ, đặc biệt là các quyền về lao động, đất đai, nhà ở.

- Tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức nói chuyện pháp luật chuyên đề về những lĩnh vực pháp luật mà chị em phụ nữ quan tâm. Thông qua các lớp học này, chị em phụ nữ không chỉ được trang bị các kiến thức pháp luật, hiểu thêm về quyền và nghĩa vụ của công dân mà còn có thể chia sẻ, giải quyết những vướng mắc pháp luật.

- Nghiên cứu, thực hiện lồng ghép giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp với Cục trợ giúp pháp lý nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn bình đẳng giới và lồng ghép giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý và tổ chức tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung và cho phụ nữ nói riêng, đặc biệt là những đối tượng phụ nữ dễ bị tổn thương: nạn nhân bị buôn bán trở về, phụ nữ khuyết tật, đơn thân.

- Triển khai đa dạng các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí ở các phạm vi khác nhau như: tư vấn pháp luật, tham gia đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi, đại diện ngoài tố tụng, kiến nghị về việc thi hành pháp luật, hòa giải, tổ chức sinh hoạt các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nói chung và phụ nữ nói riêng.

Ngoài việc thực hiện trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp tục tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể, tổ chức các lớp nói chuyện pháp luật, phát tờ gấp pháp luật, sổ tay pháp luật cho phụ nữ, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật để họ ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật và tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta hiện nay luận văn ths luật học 60 38 01 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)