Những thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian qua đã tạo ra tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần. Một hệ thống pháp luật được xây dựng có thể hoàn thiện ở kỹ thuật lập pháp, ở cách phân loại và cấu trúc các lĩnh vực pháp luật khác nhau, ở việc sử dụng chính xác hệ các thuật ngữ pháp luật và ngôn ngữ để thể hiện, nhưng tự nó không thể mang lại giá trị lớn dù thể hiện được những ý tưởng lập pháp rất nhân văn và dân chủ. Hệ thống pháp luật cần phải được triển khai thực hiện trong cuộc sống và thực hiện nó cũng phải rất công bằng, minh bạch và hiệu quả. Muốn đạt được điều đó, việc giáo dục cho người dân, đặc biệt là phụ nữ biết, hiểu đúng và làm đúng các quy định của pháp luật là một việc hết sức quan trọng. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống là một việc không thể thiếu được trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay..
Có thể nói hiện nay hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và của phụ nữ tương đối đầy đủ, có hệ thống, tuy nhiên các quy định này còn dàn trải ở nhiều văn bản, nhiều quy định còn mang tính định khung…khó khăn cho việc giáo dục và tiếp nhận các quy định của pháp luật đối với phụ nữ. Để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho phụ nữ, trong những năm tới Đảng, Nhà nước phải hoàn thiện hơn nữa các chính sách, pháp luật về phụ nữ. Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã nhấn mạnh: Xây dựng và sửa đổi, hoàn chỉnh các quy định của pháp luật, chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ…Có chủ trương, chính
sách phù hợp đối với phụ nữ dân tộc ít người, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật… Để từng bước hoàn thiện hê ̣ thống văn bản