Hiệu quả tín dụng trung dài hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng ĐTPT hải dương chi nhánh hoàng thạch (Trang 40)

1.1 .5Vai trò của tín dụng trung – dài hạn

2.2.1 Hiệu quả tín dụng trung dài hạn

Bảng 05: Cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch ( Đơn vị : Tỷ đồng ) NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ tín dụng 1207 1438 1866 231 19,14% 428 29,76% Dư nợ tín dụng trung dài hạn, trong đó: 491 385 507 (-106) (-21,58%) 122 31,68%

Doanh nghiệp quốc doanh

208 157 191 (-51) (-24,52%) 34 21,65%

Doang nghiệp ngoài quốc doanh

283 228 316 (-55) (-19,43%) 88 38,6%

Tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn/tổng dư nợ

40,6% 26,77% 27,17%

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhân thấy trong những năm vừa qua tình hình dư nợ tại ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch có sự biến động khá lớn. Có thể nhận thấy nếu như trong năm 2007 theo đà phát triển của thị trường trong nước nên phần lớn các doanh nghiệp đề có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn trong năm này cũng ở mức khá cao. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh khoản vay trung và dài hạn đối với ngân hàng luôn ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi lẽ các doanh nghiệp này ngoài nguồn đi vay còn có thêm nguồn tài trợ từ chính phủ. Cho nên trong năm 2007 dư nợ cho vay trung dài hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh là 208 tỷ trong khi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 283 tỷ và tỷ trong dư nợ trung và dài hạn trong năm 2007 đạt 40,6% trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy nhu cầu vốn trung – dài hạn để mở rộng sản xuất trong năm 2007 là khá cao. Do năm này hoạt động kinh tế khá thuận lợi các doanh nghiệp muốn mở rộng sản suất để có thể tăng khả năng cạnh tranh và tăng thị phần tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

Bước sang đầu năm 2008 bắt đầu từ cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp sau là ảnh hưởng của lạm phát làm cho nền kinh tế đi xuống. kéo theo đó là các hoạt động kinh tế khó khăn. Cho nên trong năm này ngân hàng chỉ chú trong tới các khoản vay trong ngắn hạn còn việc cho vay trong trung và dài hạn được hạn chế. Bởi lẽ ngân hàng không muốn tỷ trong nợ xấu tăng cao, mặt khác ngân hàng muốn đảm bảo nguồn vốn của mình. Trong năm 2008 các khoản vay trung và dài hạn được ngân hàng giải ngân đa phần là vốn cấp cho các dự án đước thẩm định ký lưỡng có khả năng đảm bảo sinh lời hoặc các khoản vay có tài sản đảm bảo và doanh nghiệp xin vay thường là có uy tín lâu năm với ngân hàng. Mặt khác ngân hàng chỉ giải ngân vốn với các dự án đang đầu tư dở dang nhưng có khả năng sinh lời cao. Cho nên doanh số dư nợ trung – dài hạn trong năm 2008 có mức giảm hơn so với năm 2007. Biểu hiện cụ thể có thể thấy rõ trên bảng số liệu. Có thể nhận thấy mức giảm trong dư nợ trung dài hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh mạnh hơn so với thành phần kinh tế ngoài quốc daonh. Đặc biệt với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong năm 2008 chỉ đạt mức 26,77 % cho thấy trong năm này nhu cầu cho vay để mở rộng sản suất được thu hẹp và ngân hàng chú trọng hợn tới chất lượng của các khoản vay. Do năm này nền kinh tế khủng hoảng cho nên việc thay vào việc nhận đínhẽ mở rộng sản xuất các doanh nghiệp chuyển sang vay vốn để có thể đảm bảo sản xuất kinh daonh trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp chỉ có thể vay vốn để sản xuất cầm chừng tránh phá sản. Đặc biệt với các doanh nghiệp

đóng tàu trên địa bàn. Còn về phía ngân hàng, thì ngân hàng quan tâm tới các khoản vay có thể thu hồi vốn và có hiệu quả. Chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vì các doanh nghiệp này có vòng quay vốn nhanh và thường có uy tín và các khoản vay thường là trong ngắn hạn cho nên viêc thu hồi vốn nhanh và an toàn. Việc sinh lời với các khoản vay này đảm bảo cho chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng. Cho nên ngân hàng thường rất chú trọng tới các khoản vay như vậy.

Còn bước sang năm 2009 với việc thúc đẩy kinh tế để giảm thiểu lạm phát thì nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các thành thần kinh tế lại tăng cao. Nhu cầu vay để có thể thực hiện hợp đồng kinh tế chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dụng. Điển hình như Thép Hòa Phát, Nhà máy cán thép Thuận Hoa hay như cả công ty Xi Măng Hoàng Thạch… Tuy nhiên việc tăng lên của nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm 2009 cũng chịu ảnh hưởng xấu từ các khoản nợ trong năm 2008. Cho nên trong năm này mặc dù tăng trưởng về cho vay trung và dài hạn nhưng mức tăng trưởng không cao. Đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì dư nợ trung dài hạn trong năm 2009 đạt 191 tỷ đồng tăng 34 tỷ với mức tăng 21,65% so với năm 2008. Còn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì dư nợ trung dài hạn trong năm 2009 đạt 316 tỷ đồng tăng 88 tỷ đồng so với năm 2008. Đây cũng được coi là mức tăng trưởng đang mừng song so về tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong năm 2009 chỉ đạt 27,17 % thì đây lại là mức tăng trưởng không cao. Đây chính là hậu quả do phải chịu ảnh hưởng của các khoản nợ xấu trong năm 2008 mặt khác cũng do ngân hàng chủ chương an toàn vốn cho nên cũng hạn chế cho vay mạo hiểm các dự án.

Tiếp đến ta xét tới cơ cấu dư nợ cho vay trong trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch để có thể thấy được những ảnh hưởng của nợ xấu trong những năm vừa qua.

Bảng 06: Bảng cơ cấu dư nợ trung dài hạn của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch. Đơn vị : Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tông dư nợ trung –

dài hạn

491 100% 385 100% 507 100% (-106) (-21,58%) 122 31,68%

Nợ trong hạn 482,2 98,2% 374,2 97,2% 497,6 98,15% (-108) (-22,39%) 123,4 32,97%

Nợ quá hạn 8,8 1,8% 10,8 2,8% 9,4 1,85% 2 22,72% (-1,4) (-12,96%)

Qua bảng số liệu trên có thể nhân thấy trước hết là việc tăng giảm biến động của dư nợ trung dài hạn trong năm 2007- 2009 của ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch là khá lớn. Đặc biệt trong năm 2008 dư nợ trung dài hạn tại ngân hàng có mức tụt giảm so với năm 2007. Trong khi tổng dư nợ trung dài hạn trong năm 2008 có mức giảm thì lại kéo theo là nợ quá hạn trung dài hạn trong năm này lại tăng hơn so với năm 2007. Điều này có thể nhân thấy trong năm 2008 công tác hoạt động tín dụng trung dài hạn còn hạn chế. Cụ thể, nếu như trong năm 2007 dư nợ trung dài hạn đạt 491 tỷ đồng trong đó có 482,2 tỷ là các khoản nợ trong hạn và chỉ có 8,8 tỷ đồng là các khoản nợ quá hạn chiếm 1,8% trên tong dư nợ. Thì đến năm 2008 doanh số dư nợ giảm 106 tỷ chỉ đạt 385 tỷ đồng. Trong đó nợ trong hạn là 374,2 tỷ còn lại 10,8 tỷ là nợ quá hạn tăng 2 tỷ tương ứng mức tăng 22,72% so với năm 2007. Đến đây ta có thể nhân thấy khá rõ tác động của khủng hoảng kinh tế và lạm phát đã tác động tới hoạt động ngân hàng như thế nào. Mặc dù đã có nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu trong năm 2008 này nhưng do nhiều yếu tố khách quan cho nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 vấn ở mức khá cao. Cho nên bước sang năm 2009 để tránh tình trạng ảnh hưởng của nợ xấu trong năm 2008 ngân hàng đã mạnh dạn chủ trương thu hồi các khoản nợ tránh để thât thoát vốn và để đảm bảo nguồn vốn. Ngoài ra việc cho vay các dự án trong trung dài hạn cũng được thẩm định kỹ lưỡng hơn. Cho nên trong năm 2009 này thì ngoài việc tăng trưởng tốt về các khoản tín dụng trung dài hạn thì còn kéo theo là giảm thiểu các khoản nợ xấu nợ đọng. Cho nên trong năm 2009 tổng dư nợ trong trung dài hạn đạt 507 tỷ đồng tăng 122 tỷ so với năm 2008 trong đó nợ trong hạn chiếm 98,15 % tương đương 497,6 tỷ đồng. Còn nợ quá hạn trong năm này giảm 1,4 tỷ đồng so với năm 2008 với mức giảm 12,96% đạt mức 9,4 tỷ đồng.

Để xem xét kỹ lưỡng hơn về các khoản nợ quá hạn của ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch ta có thể xem xét đến bảng cơ cấu nợ quá hạn trung dài hạn phân theo thời gian dưới đây:

Bảng 07 : Bảng cơ cấu nợ quá hạn trung dài hạn phân theo thời gian Đơn vị : triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ quá hạn 8,8 100% 10,8 100% 9,4 100% 2 (22,72%) (-1,4) (-12,96%) 1. Nợ quá hạn dưới 180 ngày 4,32 49,1% 5,28 48,89% 4,68 49,78% 0,96 (22,22%) (-0,6) (-11,36%) 2. Nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày 2,63 29,88% 3,2 29,63% 2,95 31,38% 0,57 (21,67%) (-0,25) (-7.81%) 3. Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên 1,85 21,02% 2,32 21,48% 1,77 18,84% 0,47 (25,4%) (-0,55) (-21,55%)

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy cụ thể hơn về việc gia tăng các khoản nợ quá hạn trong năm 2008 so với năm 2007. Trong đó với các khoản nợ dưới 180 trong năm 2007 là 4,32 tỷ đồng thì sang năm 2008 tăng 0,96 tỷ đạt 5,28 tỷ. Còn nợ quá hạn từ 180 ngày cho đến dưới 306 ngày năm 2007 chỉ là 2,63 tỷ đồng nhưng sang năm 2008 tăng lên 3,2 tỷ đồng với mức tăng 21,67% tăng 0,75 tỷ so vơi năm 2007. Với các khoản nợ khó đòi trong năm 2008 đạt 2,32 tỷ đồng trong khi năm 2007 nợ khó đòi chỉ là 1,85 tỷ. Những con số trên cho thấy trong năm 2008 sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cũng như lạm phát diến ra trong năm này cũng là nguyên nhân dãn tới việc tăng lên của các khoản nợ khó đòi. Mặc dù trong năm này ngân hàng đã ra sức hạn chế các khoản vay phát sinh và chiệt để thu hồi nợ nhưng vẫn có những khoản nợ không thể thu hồi được. Cho nên bắt buộc ngân hàng phải thanh lý các tài sản đảm bảo để có thể thu hồi được vốn. Do những tác động xấu trong năm 2008 cũng làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của năm 2009. Trong năm 2009 cho dù đã có những biện pháp để giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhưng các khoản vay trong dài hạn vẫn chua thể trả hết được ngay. Mặt khác ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc phân loại nợ của ngân hàng nhà nước cho nên tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 mặc dù giảm so với năm 2008 nhưng mức giảm không cao cho nên nợ quá hạn thuộc nợ khó đòi trong năm này vẫn ở mức cao. Các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày trong năm 2009 là 4,68 tỷ đồng giảm 0,6 tỷ với mức giảm 11,36% so với năm 2008. Còn nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày là 2,95 tỷ đồng giảm 0,25 tỷ với mức giảm 7,81% so với năm 2008 và các khoản nợ trên 360 ngày của năm 2009 là 1,77 tỷ giảm 0,55 tỷ so với năm 2008.

Có thể tháy trong những năm vừa qua nợ quá hạn phát sinh trong ngân hàng không phải là quá cao nhưng đã phát sinh nợ quá hạn cho nên việc hoạt động của ngân hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do các khoản nợ này gây ra. Vì vầy ngân hàng cần có những biện pháp để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và giảm thiểu nợ quá hạn. Còn đối với các khoang nợ quá hạn đã phát sinh thì cần có những biện pháp để thu hồi nợ tránh thất thoát vốn của ngân hàng.

2.2.2 Phân tích hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NH ĐT&PT Hoàng Thạch

**Nhóm chỉ tiêu định lượng

Bảng 08: Bảng chỉ tiêu về nợ quá hạn trung – dài hạn. ( Đơn vị : Tỷ đồng ) NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1207 1438 1866 231 19,14% 428 29,76%

Dư nợ trung dài hạn 491 385 507 (-106) (-21,58%) 122 31,68%

Nợ quá hạn trung

dài hạn 8,8 10,8 9,4 2 22,73% (-1,4) (-12,96%)

Tỷ lệ nợ quá hạn

trên tổng dư nợ 0,73% 0,75% 0,50%

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên dư nợ trung dài hạn

Số liệu về nợ quá hạn trung dài hạn của ngân hàng trong năm 2007 – 2009, cho thấy nợ quá hạn trung dài hạn biến động một các liên tục qua mối thời kỳ. trong năm 2007 nợ quá hạn trung dài hạn là 8,8 tỷ đồng chỉ chiếm 0,73% trong tổng dư nợ trung dài hạn và tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đây là tỷ lệ thấp cho thấy chất lượng tín dụng trung dài hạn trong năm 2007 về cơ bẩn là khá tốt. Bươc sang năm 2008 do ngân hàng đã thực hiện ngiêm túc Quyết định về chuyển nợ quá hạn theo chỉ thị 02/2005/CT – NHNN và Quyết định 783/2005/ QĐ – NHNN về sử đổi bổ xung quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN của ngân hàng Nhà nước. Theo đó tất cả cacxs khoản nợ chậm trả gốc và lãi mà không đước ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ thì đều bị chuyển thành nợ quá hạn. Mặt khác do tình hình kinh tế năm 2008 làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho nên việc trả nợ trong năm này có nhiều chậm trễ. Chính vì những lý do đố trước hết làm cho các khoản nợ quá hạn trong ngân hàng trong năm này tăng cao và việc thu hồi nợ thì gặp khó khăn do các doanh nghiệp không có tiền để trả hoặc tiền các doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Cho nên dẫn tới tình tỷ lệ nợ quá hạn trên tong dư nợ tăng đạt 0,75%. Trong khi tỷ trong nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn tăng từ 1,8% trong năm 2007 lên 2,8 % trong năm 2008. Cho thấy hiệu quả tín dụng trung dài hạn trong năm 2008 có nhiều giảm sút. Với sự giảm sút của hiệu quả tín dụng trung dài hạn trong năm 2008 kéo theo là ảnh hưởng của nó trong năm 2009. Trong năm 2009 này mặc dù đã có nhiều biên pháp nhằm thu hồi nợ xấu trong các năm trược nhưng do ảnh hương của năm 2008 hoạt động không tôt cho nên năm 2009 mức độ thu hồi vốn vẫn châm. Nợ quá hạn trung dài hạn trong năm này là 9,4 tỷ đồng giảm so với nawmm 2008 nhưng mức giảm không cao. Tuy nhiên trong năm 2009 vợt trên các năm khác là ở tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ đạt mức khá thấp 0,5% điều này chủ yếu do trong năm này hoạt độngt ín dung tăng cao. Ngân hàng cho vay tăng và các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay nhiều để phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhưng khi nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên dư nợ trung dài hạn thì thực tế hiệu quả của các khoản vay trung dài hạn trong năm này vẫn chưa thật sự hiệu quả. Tỷ lệ này đạt 1,85% cho thấy trong các năm tiếp theo ngân hàng cần chú trọng tới công tác thu hồi nợ và thẩm định các dự án vay trung dài hạn kỹ lưỡng hơn để có thể nâng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng ĐTPT hải dương chi nhánh hoàng thạch (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)