Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng ĐTPT hải dương chi nhánh hoàng thạch (Trang 26 - 40)

1.1 .5Vai trò của tín dụng trung – dài hạn

2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hoàng

Hoàng Thạch từ năm 2007 – 2009.

Có thể nói năm 2007 là một năm hoạt động thuận lợi của ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hoàng Thạch với sự tăng trưởng tín dụng cao, cơ cấu nợ xấu thấp và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 là năm có nhiều biến động trong hoạt động của ngành ngân hàng, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và biến động liên tục của lãi suất ngân hàng. Cũng như sự tụt giảm của thị trường chứng khoán cộng thêm sự leo thang của giá

vàng và thị trường bất động sản đóng băng, điều đó đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch nói riêng.Bước sang đầu năm 2009 với những chính sách kinh tế của chính phủ đã làm giảm lạm phát giúp nền kinh tế dần phục hồi.Trong đó, chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất đã góp phầm bình ổn thị trường giúp cho hoạt động ngân hàng có nhiều thuận lợi.Cụ thể, tình hình hoạt động của nhân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch trong 3 năm kể từ năm 2007 – 2009 được thể hiện như sau:

** Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trong nhất của Ngân hàng. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến 24 thàng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang. Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh, phát huy được nội lực và tranh thủ ngoại lực Do đó đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.

Bảng 01: Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch (Đơn vị: tỷ đồng) NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1426 1005 1617 100% 2083 100% 191 13,39% 466 28.82% Phân theo khách hàng

Tiền gửi của dân cư 1035 72,58% 1153 71,3% 1456 69,9% 118 11,4% 303 26,28% Tiền gửi của tổ chức

kinh tế

391 27,42% 464 28,7% 627 30,1% 73 18,67% 163 35,13%

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn

421 29,52% 493 30,48% 645 30,96% 72 17,10% 152 30,83%

Tiền gửi có kỳ hạn 1005 70,48% 1124 69,52% 1438 69,04% 119 11,84% 314 27,93%

Phân theo loại tiền gửi

Tiền gửi bằng nội tệ 874 61,3% 1012 62,58% 1396 67,02% 138 15,79% 384 37,94% Tiền gửi bằng ngoại

tệ

552 38,7% 605 37,42% 687 32,98% 53 9,6% 82 13,55%

Qua bảng số liệu trên ta nhân thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch có chiều hướng tăng qua các năm. Nếu như trong năn 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1426 tỷ đồng thì bước sang năm 2008 con số này đạt 1617 tỷ đồng tăng 191 tỷ tương ứng với mức tăng 13,39% so với năm 2007. Đây là múc tăng nhẹ so với mục tiêu đặt ra, do năm 2008 là năm có nhiều biến động về lãi suất và chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kèm theo là lạm phát cho nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên băt đầu từ tháng 4 năm 2009 do chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng nhà nước kèm theo đó là chính sách kích cầu của chính phủ đã dần đưa kinh tế phục hồi giảm thiểu lạm phát. Trong năm 2009 tổng vốn huy động của ngân hàng đạt 2083 tỷ đồng tăng 466 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 28,82%so với năm 2008. Cụ thể việc biến động của tổng vốn huy động từ năm 2007 đến năm 2009 thể hiện như sau:

Trong cơ cấu vốn phân theo khách hàng thì trên 50% nguồn vốn huy động là trong dân cư. Năm 2007 nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm 72,58%, năm 2008 là 71,3% và năm 2009 là 69,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, nếu như năm 2007 là năm được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động kinh tế thuận lợi. Nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2007 đạt 1035 tỷ đồng. Bước sang năm 2008 đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chịu ảnh hưởng của lạm phát cho nên việc huy đông vốn trong năm này có nhiều khó khăn.

Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vay vốn và để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn thì ngân hàng cũa đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp để có thể thu hút nguồn vốn trong dân cư. Tổng vốn huy động trong dân cư năm 2008 là 1153 tỷ đồng tăng 118 tỷ tương ứng với mức tăng 11,4% so với năm 2007. Đấy là mức tăng nhẹ so với chỉ tiêu đề ra trong năm 2008 là tăng 20% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 với sự phục hồi của nền kinh tế thì nhu cầu vay vốn để tái sản suất kinh doanh và đấp úng nhu cầu vay mở rộng của các doanh nghiệp đòi hỏi ngân hàng phải có các chính sách để thu hút vốn. Bằng việc tăng lãi suất tiền gửi và các chương trình gửi tiết kiệm trúng vàng, xe ô tô… thì nguồn vốn huy động trong dân cư năm 2009 đạt 1456 tỷ đồng tăng 303 tỷ với mức tăng 26,28% so với năm 2008.

Đối với tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trong không cao trong tổng nguồn vốn huy động.Đa phần tiền gửi của tổ chức kinh tế tập chung ở các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức mùa vụ, có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng đến hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các doanh nghiệp dùng để

đồng sang năm 2008 do kinh tế khủng hoảng các hợp đồng thanh toán qua ngân hàng ít cho nên các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế trong năm này chỉ đạt 464 tỷ đồng. tăng 73 tỷ so với năm 2007 với mức tăng 18,67%. Bước sang năm 2009 với nhiều chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ nhằm bình ổn giá và giảm thiểu lạm phát thì hoạt động kinh tế có nhiều khởi sắc. Các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn nhiều hơn để phục hồi sản suất, việc ký kết các hợp đồng kinh tế nhiều hơn do đó các hợp đồng thanh toán qua ngân hàng cũng tăng lên. Do đó trong năm 2009 khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong ngân hàng đạt 627 tỷ đồng tăng 163 tỷ với mức tăng 35,13% so với năm 2008. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây của ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch.

Xét theo cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn thì chủ yếu tiền gửi tập trung chủ yếu và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Do đa phần nguồn vốn huy động của ngân hàng là từ dân cư cho nên tiền gửi của dân cư chủ yếu là để hưởng lãi suất, vì vậy ngồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư. Trong năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn là 1005 tỷ đồng chiếm 70,48% trong tổng vốn huy động. Sang năm 2008 con số này là 1124 tỷ đồng chiếm 69,52 % trong tổng ngồn huy động, tăng 119 tỷ tương ứng với mức tăng 11,84% so với năm 2007. Điều này cho ta thấy mặc dù năm 2008 là năm khó khăn nhưng với các chính sách lãi suất phù hợp ngân hàng vẫn đảm bảo ngồn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Bước sang năm 2009 với việc cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn tín dụng thì tổng vốn huy đông từ tiền gửi có kỳ hạn là 1438 tỷ đồng tăng 314 tỷ với mức tăng 27,93% so với năm 2008.

Còn tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao chủ yếu là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toàn tiền hàng.Các khoản tiền gửi không kỳ hạn có chiều hướng biến đổi mạnh thể hiện rõ nhất tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu như trong năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp tại ngân hàng đạt 421 tỷ đồng chiếm 29,52% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2008 con số này đạt 493 tỷ đồng chiếm 30,48% tổng vốn huy động tăng 72 tỷ với mức tăng 17,10% so với năm 2007. Qua các số liệu trên ta thấy tuy năm 2008 là năm khó khăn với kinh tế trong nước nhưng hoạt đông của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì hoạt động tốt, các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng để dảm bảo thanh toán vẫm tăng mặc dù mức tăng trong năm 2008 là không cao. Đến năm 2009 mức tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng đạt 645 tỷ đồng chiếm 30,96% trong tổng vốn huy động, tăng 152 tỷ tương ứng mức tăng 30,83% so với năm

2008. Điều này cho thấy trong năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh là khá tốt với các doanh nghiệp. Biểu hiện rõ nét ở việc số tiền gửi không kỳ hạn dung để thanh toán của các doanh nghiệp trong ngân hàng năm 2009 tăng cao. Để có cách nhìn rõ hơn về nhận định trên ta có thể xem xét đến việc phân loại tổng vốn huy động theo loại tiền gửi.

Nếu phân theo loại tiền gửi thì đa phần tiền gửi là đồng nội tệ do chủ yếu ngân hàng huy động từ tiền gửi của dân cư, chỉ có một số ít là tiền gửi bằng ngoại tệ. Với tiền gửi bằng đồng nội tệ năm 2007 số tiền huy động bằng nội tệ 874 tỷ đồng chiếm 61,3% tổng vốn huy động. Đến năm 2008 do các chính sách tăng lãi suất để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như đảm bảo nguồn vốn huy động để cho vay thì nguồn huy động bằng nội tệ trong năm 2008 là 1012 tỷ đồng chiếm 62,58% tổng vốn huy động, tăng 138 tỷ tương ứng mức tăng 15,79% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 mức huy động bằng đồng nội tệ tăng 384 tỷ với mức tăng 37,94% so với năm 2008 đạt mức 1396 tỷ đồng. Sự biến động khá mạnh này cho ta thấy rõ hơn tình hình kinh tế trong năm 2009 có bước vực dậy so với sự suy sụp của năm 2008. Thể hiện rõ hơn việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong những năm qua ta có thể xét đến dòng tiền huy động bằng tiền gửi ngoại tệ( đã quy đổi sang đồng nội tệ). Nếu như trong năm 2007 tiền gửi ngoại tệ chủ yếu là để các doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài và một phần là tiền gửi tiết kiệm thì sang năm 2008 tiền gửi huy động bằng đồng ngoại tệ lại chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Do năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát làm mất giá đồng nội tệ cho nên người dân có xu hướng gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ để tránh sự mất giá tiền do lạm phát. Năm 2007 nguồn huy động bằng ngoại tệ là 552 tỷ chiếm 38,7% tổng vốn huy động. Đến năm 2008 nguồn huy động bằng ngoại tệ tăng 53 tỷ với mức tăng 9,6% so với năm 2007 đạt mức 605 tỷ đồng. Nguồn huy động bằng ngoại tệ là ngồn vốn luồn biến động theo tình hình kinh tế. Sang năm 2009 khi tình hình kinh tế có nhiều biến đổi cùng theo chính sách bình ổn giá của chính phủ thì hoạt động kinh doanh của các daonh nghiệp trên địa bàn có nhiều biến chuyển lớn. Các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài thanh toán qua ngân hàng khá lớn kèm theo sự bình ổn giá giữa đồng nội tệ và đồng USD đã tác động khá lớn tới tiền gửi bằng đồng ngoai tệ trong ngân hàng. Nếu như năm 2008 tiền gửi ngoại tệ đạt 605 tỷ thì sang năm 2009 con số này là 687 tỷ tăng 82 tỷ với mức tăng 13,55% so với năm 2008.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy sự biến động khá lớn của vốn huy động qua các năm tại ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch. Để thấy hoạt động của ngân hàng trong những năm vừa qua ta có thể xem xét bảng số liệu về cơ cấu dư nợ tại ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch dưới đây.

Bảng 02 : Cơ cấu dư nợ tại ngân hàng ĐT&PT Hải Dương chi nhánh Hoàng Thạch ( Đơn vị : tỷ đồng ) NĂM CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1207 100% 1438 100% 1866 100% 231 19,14% 428 29,76% Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp quốc doanh 762 63,13% 843 58,62% 1006 53,91% 81 10,63% 163 19,33% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

445 36,87% 595 41,38% 860 46,09% 150 33,7% 265 44,53%

Theo thời hạn

Ngắn hạn 716 59,32% 1053 73,22% 1359 72,83% 337 47,06% 306 29,06%

Trung dài hạn 491 40,68% 385 26,78% 507 27,17% (106) (-21,58%) 122 31,67%

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhân thấy cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng qua các năm và có sự biến động khá mạnh. Nếu như trong năm 2007 tổng dư nợ tại ngân hàng ĐT&PT Hoàng Thạch là 1207 tỷ đồng thì sang năm 2008 tăng 231 tỷ với mức tăng 19,14% so với năm 2007 đạt mức 1438 tỷ đồng. Trong năm 2008 này các khoản vay chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu vốn trong doanh nghiệp để có thể đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2009 trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế các doanh nghiệp cũng theo đó phục hồi lại việc hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên nhu cầu vay vốn trong năm này càng tăng mạnh. Nếu như trong năm 2008 tổng dư nợ cho vay đạt 1438 tỷ đồng thì sang năm 2009 con số này là 1866 tỷ đồng tăng 428 tỷ tương ứng mức tăng 29,76% so với năm 2008. Đây là mức tăng khá mạnh trong các năm vừa qua. Đê có cái nhìn rõ hơn về việc tăng trưởng dư nợ cho vay trong cá năm vừa qua ta xem xét các vấn đề sau:

+Xét về tỷ trọng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thì từ bảng trên ta có thể nhận thấy dư nợ cho vay tập trung khá lớn vào thành phần kinh tế quốc doanh. Nếu như trong năm 2007 tỷ trọng dư nợ cho vay với thành phần kinh tế quốc doanh đạt 762 tỷ đồng chiếm 63,13% tỷ trọng dư nợ cho vay trong năm đó thì đến năm 2008 con số này đạt 843 tỷ đồng chiếm 58,62% tổng dư nợ. So với năm 2007 thì trong năm 2008 dư nợ tăng 81 tỷ tương ứng mức tăng 10,63%. Điều này có thể hiểu là do trong năm 2008 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không được thuận lợi, và theo đánh giá của ngân hàng trong năm 2008 sẽ có nhiều khoản nợ xấu cho nên việc cấp tín dụng đối với các khoản vay cũng được hạn chế và đánh giá kỹ lưỡng khi cho vay. Điều nay sẽ được thể hiện rõ hơn khi ta xem xét đế dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bước sang năm 2009 tình hình kinh tế có nhiều thay đổi cho nên nhu cầu vay để phục hồi sản suất tăng cao. Trong năm 2009 dư nợ của các doanh nghiệp quốc daonh đạt 1006 tỷ đồng tăng 163 tỷ với mức tăng 19,33% so với năm 2008. Để rõ hơn về sự biến động kinh tế tác động đế dư nợ cho vay của ngân hàng ta có thể xét đế dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Khác với các doanh nghiệp quốc doanh, nếu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp này có nhà nước hỗ trợ về vốn cũng như các chính sách để tránh sụp đổ thì với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nguồn vốn chủ yếu là đi vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung – dài hạn tại ngân hàng ĐTPT hải dương chi nhánh hoàng thạch (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)