Chương 2 : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ
2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức
2.2. 3 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Hệ số tin cậy CronbachÀs Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau
hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữlại. Khi đó, việc tính toán hệsố tương quan biến–tổng sẽgiúp loại ra những biến
quan sát nào không đóng góp nhiều cho sựmô tảcủa khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các mức giá trị của hệ số CronbachÀs Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt;
từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái
niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978;
Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2005).
Các tiêu chí được sửdụng khi thực hiện đánh giá độtin cậy thang đo:
- Loại các biến quan sát có hệsố tương quan biến–tổng nhỏ hơn 0,3.
- Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độtin cậy CronbachÀs Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số CronbachÀs Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn ThịMai Trang, 2009).
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thểhiện ở Bảng 8 và kết quảcụthể đối với từng nhóm biến được thể hiện rõ từ Bảng 1 đến Bảng 11 (Mục 1 - Phụ lục kết quảxửlý SPSS).
Bảng 8: Kết quả kiểm định CronbachÂs Alpha lần 1
Tên nhóm biến Số biến
quan sát CronbachÂs Alpha Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm Bản chất công việc 3 0,747 0,553
Cơ hội đào tạo– thăng tiến 3 0,726 0,483
Lãnhđạo 3 0,614 0,385 Đồng nghiệp 3 0,608 0,372 Tiền lương 4 0,737 0,415 Điều kiện làm việc 3 0,547 0,347 Phúc lợi 3 0,345 0,171 Sựcam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584 (Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu)
Từkết quả phân tích độtin cậy của thang đo lần 1 cho ta thấy:
- Nhóm biến Phúc lợi có hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất trong nhóm là 0,171 thấp hơn mức tiêu chuẩn đặt ra là 0,3 và hệ số CronbachÀs Alpha nếu loại biến này ra khỏi thang đo sẽ tăng lên. Do đó ta sẽ tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của nhóm biến Phúc lợi. Kết quảkiểm định lần 2ởBảng 9.
- Bên cạnh đó nhóm biến Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi có hệ số
CronbachÀs Alpha của thang đo lần lượt là 0,547 và 0,345 thấp hơn tiêu chuẩn đề ra,
nhưng hệsố CronbachÀs Alpha nếu loại từng biến này ra khỏi thang đo đều không làm cho hệsố CronbachÀs Alphacủa thang đo tăng lên. Do đó có thểkết luận là nhóm biến
Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi không đủ độ tin cậy để có thể sử dụng chúng trong mô hình, vì vậy sẽloại 2 nhóm yếu tố đókhỏi mô hình cho các bước phân tích tiếp theo.
Bảng 9: Kết quả kiểm định CronbachÂs Alpha lần 2
Tên nhóm biến Số biến
quan sát CronbachÂs Alpha Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm Bản chất công việc 3 0,747 0,553
Cơ hội đào tạo – thăng tiến 3 0,726 0,483
Lãnhđạo 3 0,614 0,385
Đồng nghiệp 3 0,608 0,372
Tiền lương 4 0,737 0,415
Sự cam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584
- (Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu)
- Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 ở Bảng 9 cho ta thấy hệ
số CronbachÀs Alpha của tất cả các nhóm biến đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ
nghiên cứu có thang phù hợp. Bên cạnh đó, tất cảcác biến quan sát đều có hệ
số tương quan biến tổng (Corrected item–Total Correlation) lớn hơn 0,3 nên đều được giữ nguyên đểtiến hành các phân tích tiếp theo.
- Tóm lại, sau khi kiểm định độ tin cậyCronbachÀs Alpha cho từng thang đo,
có 6 biến bị loại lần lượt là DK1 (Anh (chị) được làm việc trong điều kiện an toàn), DK2(Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện nghi), DK3
(Anh (chị) không phải lo lắng vềviệc mất việc làm),PL1 (Resort thực hiện đúng và đầy đủchế độBHYT, BHXH), PL2 (Resort có chế độnghỉ lễ, nghỉ phép hợp lý), PL3 (Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của Resort với nhân viên). Các biến thuộc các yếu tố có sự liên kết với nhau và đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo được giữ lại và được sử dụng cho phân tích tiếp theo bao gồm:
Yếu tố CƠ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN gồm các biến CH1, CH2, CH3. Yếu tốLÃNHĐẠO gồm các biến LD1, LD2, LD3. Yếu tố ĐỒNG NGHIỆP gồm các biến DN1, DN2, DN3. Yếu tốTIỀN LƯƠNGgồm các biến TL1, TL2, TL3, TL4. Yếu tố phụ thuộc SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC gồm các biến SC1, SC2, SC3. 2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá
a. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập
Sựcam kết gắn bó với tổchức của nhân viên chịu tác động của nhiều yếu tốkhác
nhau. Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đó, cần tiến hành phân tích nhân tố khám phá dựa trên 20 biến quan sát. Phân tích nhân tốsẽgiúp xem xét khả năng rút gọn số lượng 20 biến quan sát xuống còn một sốít các biến dùng đểphản ánh một cách cụthểsựtác
động của các nhân tố đến Sựcam kết gắn bó với tổchức của nhân viên.
Để rút trích những nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Sepon Boutique Resort, cần dựa vào các tiêu chuẩn: kiểm định Kaiser –Meyer–Olkin (KMO) và kiểm định Bartlett để xem xét dữliệu khảo sát có đảm bảo các điều kiện để
tiến hành EFA không; tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định sốnhân tố được trích từthang
đo, để xác định cần xem xét giá trị Eigenvalue; tiêu chuẩn phương sai trích nhằm xem xét phân tích nhân tốcó thích hợp không. Kết quảphân tích EFA lần 1 được thểhiệnở
Bảng 10 và kết quảphân tích cụthể được thểhiện rõ từBảng 12 đến Bảng 17 (Mục 2 - Phụlục kết quảxửlý SPSS).
Bảng 10: Kết quả phân tích nhân tố lần 1Yếu tố đánh giá Giá trị kiểm định Yếu tố đánh giá Giá trị kiểm định
HệsốKMO 0,690 Giá trịSig. trong kiểm định Bartlett 0,000
Tổng phương sai trích 62,421%
Giá trịEigenvalues 1,746
Bảng 11: Ma trận xoay nhân tố lần 1Nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 TL1 0,824 TL4 0,769 TL2 0,757 TL3 0,469 0,442 -0,327 CH1 0,767 CH2 0,709 0,350 CH3 0,706 BC3 0,815 BC1 0,329 0,792 BC2 0,777 LD2 0,795 LD3 0,769 LD1 0,437 0,519 DN2 0,790 DN1 0,769 DN3 0,646
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
Kết quảphân tích nhân tốlần 1 cho hệsốKMO = 0,690 nên phân tích nhân tốlà phù hợp; giá trị Sig. của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giảthuyết H1, hay chứng tỏcác biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữliệu dùng đểphân tích nhân tốlà hoàn toàn phù hợp.
Tại mức giá trịEigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã rút trích được 5 nhân tố từ 16 biến với tổng phương sai trích = 62,421% > 50 % (đạt yêu cầu). Điều này chứng tỏ62,421% biến thiên của dữliệu được giải thích bởi 5 nhân tốnày.
Trong bảng ma trận xoay nhân tố, tất cảcác biến đều có hệsốtải nhân tốlớn hơn
0,5; ngoại trừ:
TL3 (Resort có chế độ tăng lương thường xuyên cho Anh (chị)) có hệsốtải <0,5;
không đảm bảo tiêu chuẩn ban đầu đặt ra.
CH2 (Anh (chị)có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại Resort) có hệ số tải
<0,5; không đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra.
BC1 (Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của Anh (chị)) có hệsốtải <0,5. LD1 (Anh (chị) nhận được sựquan tâm hỗtrợ của cấp trên) có hệsốtải <0,5
Do đó có 4 biến này sẽbị loại và tiến hành phân tích nhân tốlần 2. Kết quảphân tích nhân tốlần 2 sau khi loại các biến TL3, CH2, BC1 và LD1được choởbảng dưới:
Bảng 12: Kết quả phân tích nhân tố lần 2Yếu tố đánh giá Giá trị kiểm định Yếu tố đánh giá Giá trị kiểm định
Hệ số KMO 0,601
Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett 0,000
Tổng phương sai trích 67,614%
Giá trị Eigenvalues 1,385
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
Kết quảphân tích nhân tốlần 2 sau khi loại 4 biến TL3, CH2, BC1 và LD1. Cho hệ số KMO = 0,601 nên phân tích nhân tố vẫn phù hợp. Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, hay chứng tỏcác biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữliệu dùng để
phân tích nhân tốvẫn hoàn toàn phù hợp.
Tại mức giá trịEigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đãrút trích được 5 nhân tố từ 12 biến với tổng phương sai trích = 67,614% > 50 % (đạt yêu cầu). Điều này chứng tỏ67,614% biến thiên của dữliệu được giải thích bởi 5 nhân tốnày.
Ma trận xoay nhân tố được thểhiện rõởBảng 13, tất cảcác biến đều có hệsốtải nhân tốlớn hơn 0,5 và các biến đều chỉ tải một nhân tốduy nhất nên phân tích nhân tố đạt yêu cầu.
Bảng 13: Kết quả phân tích EFA lần 2 các nhân tố ảnh hưởng đến Sự cam kết gắn bó với tổ chức Nhân tố 1 2 3 4 5 TL1 0,821 TL4 0,808 TL2 0,758 DN2 0,768 DN1 0,775 DN3 0,657 LD2 0,863 LD3 0,798 BC3 0,851 BC2 0,814 CH3 0,876 CH1 0,740
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
Còn lại phân tích nhân tố đã cho kết quả 12 biến được nhóm vào 5 nhân tố, các biến vẫn nhóm với nhau như mô hìnhđề xuất ban đầu nên việc tên gọi cho từng nhóm vẫn sẽgiữnguyên, kết quảcụthể được thểhiện rõở Bảng 16 (Mục 2 - Phụlục kết quả
xửlý SPSS)
Nhân tố 1: Nhân tố này có phần trăm biến động giải thích lớn nhất đạt 21,911%; nhóm này gồm có 3 biến quan sát và hệsốtải nhân tố đều đạt trên 0,6 chứng tỏ thang đo đạt giá trị hội tụvà phân biệt trong nhân tốnày. Các biến quan sát bao gồm: “Tiền lương tương xứng với kết quảlàm việc của Anh (chị)”; “Anh (chị) có thểsống hoàn toàn dựa
vào lương làm việc tại Resort”; “Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên trong Resort”. Các biến này đều thểhiện cảm nhận của nhân viên vềthù lao mà Sepon Boutique Resort mang lại cho họnên nhân tố 1 được đặt tên là“Tiề n Lư ơ ng”.
Nhân tố 2: Nhân tố này có phương sai trích bằng 14,644%, có 3 biến quan sát với hệ số tải đều lớn hơn 0,5 và các biến quan sát bao gồm: “Đồng nghiệp thường giúp đỡ
nhau trong công việc”; “Đồng nghiệp của Anh (chị) rất thân thiện”; “Các đồng nghiệp của Anh (chị) cùng phối hợp làm việc tốt”.Nhân tố này được đặt tên là“Đồ ng nghiệ p”.
Nhân tố 3: Nhân tố này giải thích được 12,436% sự biến thiên của dữ liệu, kết quảphân tích EFA rút trích nhân tốnày còn 2 biếnquan sát: “Anh (chị) được đối xử
công bằng, không phân biệt”; “Lãnhđạo coi trọng tài năng và công nhận sự đóng góp
của Anh (chị) cho Resort”. Nhân tốnày có tên là“Lãnh đạ o”.
Nhân tố 4: Nhân tố này có phương sai trích bằng 10,266% và các biến quan sát
đều có hệ số tải nhân tố trên 0,5; có 2 biến quan sát bao gồm: “Công việc được mô tả
rõ ràng, hợp lý”; “Anh (chị) cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị”. Các biến này cho biết cấp độ của các yếu tố tác động đến gắn bó với tổchức của nhân viên, vì vậy nhân tố này được đặt tên là“Bả n chấ t công việ c”.
Nhân tố 5: Nhân tố này có phần trăm biến động giải thích thấp nhất là 8,357% và bao gồm 2 biến quan sát bao gồm: “Resorttạo điều kiện cho Anh (chị) phát triển cá nhân”; “Anh (chị ) được được đào tạo những kỹ năng/ kiến thức cần thiết cho công việc”. Nhân tố này được gọi là “Cơ hội đào tạo – Thăng tiến”
b. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc
Sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên ban đầu gồm có 3 biến quan sát,
sau khi phân tích EFA được kết quả như sau:
Kiểm định BartlettÀs Test có giá trị Sig. < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể; hệsố KMO = 0,682 (> 0,05) nên đủ điều kiện để
tiến hành phân tích EFA. Sau khi tiến hành phân tích EFA, chỉ có 1 nhân tố được rút trích với giá trị Eigenvalue > 1 và tổng phương sai trích bằng 72,294%, hệsốtải của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu. Kết quảphân tích EFA với yếu tốSựcam kết gắn bó với tổchức được thể
Bảng 14: Kết quả phân tích EFA với yếu tố Sự cam kết gắn bó với tổ chức
Sự cam kết gắn bó với tổ chức Kí hiệu
tên biến
Hệ số tải
Anh (chị) hài lòng khi làm việc tại Resort Sepon SC1 0,892 Anh (chị) cảm thấy tự hào là một phần trong tổ chức SC2 0,859 Về nhiều phương diện, anh/chị coi Resort Sepon là mái nhà
thứ hai của mình SC3 0,797
Hệ số Eigenvalue = 2,169
Tổng phương sai trích = 72,294%
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
2.2.5. Phân tích tương quan
Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu hệsố tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc lớn chứng tỏgiữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy là phù hợp, tuy nhiên nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt chẽthì phải lưu ý vấn đề đa
cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụthuộc.
Do đó cần phải kiểm định cặp giả thuyết cho các cặp biến độc lập với nhau và giữa biến độc lập với biến phụthuộc:
H0: Hệsố tương quan bằng 0 H1: Hệsố tương quan khác 0
Thực hiện tạo các biến mới đại diện cho từng nhóm biến thông qua giá trịtrung bình:
a. BC:BẢN CHẤT CÔNG VIỆCđại diện cho các biến BC1, BC2, BC3.
b. CH: CƠ HỘI ĐÀOTẠO– THĂNG TIẾNđại diện cho các biến CH1, CH2, CH3. c. LD: LÃNHĐẠOđại diện cho các biến LD1, LD2, LD3.
d. DN:ĐỒNG NGHIỆPđại diện cho các biến DN1, DN2, DN3. e. TL: TIỀN LƯƠNG đại diện cho các biến TL1, TL2, TL3.
Kết quảkiểm định tương quan được thểhiện rõởBảng 15:
Bảng 15: Phân tích tương quan Pearson
BC CH LD DN TL SC BC Hệ số tương quan Pearson 1 0,264 ** 0,093 0,230* 0,293** 0,583** Sig. (2 đầu) 0,004 0,310 0,011 0,001 0,000 CH Hệ số tương quan Pearson 0,264 ** 1 0,402** 0,166 0,219* 0,437** Sig. (2 đầu) 0,004 0,000 0,070 0,016 0,000 LD Hệ số tương quan Pearson 0,093 0,402 ** 1 0,009 0,029 0,186* Sig. (2 đầu) 0,310 0,000 0,920 0,753 0,042 DN Hệ số tương quan Pearson 0,230 * 0,166 0,009 1 0,236** 0,454** Sig. (2 đầu) 0,011 0,070 0,920 0,009 0,000 TL Hệ số tương quan Pearson 0,293 ** 0,219* 0,029* 0,236** 1 0,595** Sig. (2 đầu) 0,001 0,016 0,753 0,009 0,000 SC Hệ số tương quan Pearson 0,583 ** 0,437** 0,186* 0,454** 0,595** 1 Sig. (2 đầu) 0,000 0,000 0,042 0,000 0,000
** Nếu chọn mức ý nghĩa 1% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,01 * Nếu chọn mứa ý nghĩa 5% thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,05
Sốliệuở Bảng 16 cho thấy:
- Hệ số tương quan Pearson của các biến độc lập BC, CH, DN, TL với biến phụ
thuộc SC lần lượt là 0,583**; 0,437**; 0,454**; 0,595**đồng nghĩa với mức ý nghĩa 1%
thì giá trị Sig. phải nhỏ hơn 0,01. Mặt khác giá trị Sig. của các biến độc lập BC, CH, LD, DN, TL với biến phụ thuộc SC đều bé hơn mức ý nghĩa 0,01 nên bác bỏ giả
thuyết H0, hay các biến độc lập đều có mối tương quan tuyến tính với biến phụthuộc.