quy định của Hiến pháp, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế
Pháp luật quy định về quan hệ HN&GĐ nói chung và quan hệ về tài sản của vợ chồng nói riêng trước hết phải tuân thủ nguyên tắc “Hiến định”, tức là phải được quy định phù hợp với các quy định của Hiến pháp. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng đã cụ thể hóa Hiến pháp, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992. Ví dụ như quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với quy định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được Điều 58 Hiến pháp năm 1992 thừa nhận.
Hệ thống văn bản pháp luật về HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng hiện nay đã phần nào quy định được vấn đề tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, khi vợ, chồng trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định vợ chồng có thể thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Vợ chồng có thể giam gia vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư mà Nhà nước cho phép tư nhân tham gia. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng với tư cách là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp. Điều đó có thể dẫn đến việc thực hiện các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng phải theo một phương thức riêng, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng phải được phân định cụ thể hơn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của gia đình và bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại. Nhưng đồng thời, các quy định của pháp luật về kinh doanh, thương mại vẫn phải phù hợp trong mối tương quan giữa quan hệ tài sản vợ chồng trong Luật HN&GĐ, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về tài sản giữa vợ chồng. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cần phải được tiến hành trên một hệ thống những văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ.
Do đó, với tư cách là ngành luật chủ đạo điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực HN&GĐ, quan hệ tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật HN&GĐ cũng vẫn phải đảm bảo đồng bộ với quan hệ tài sản của vợ chồng trong hệ thống các văn bản pháp luật thuộc những lĩnh vực khác.
Hơn nữa, hiện nay Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các tổ chức, hiệp hội quốc tế. Vì vậy, chúng ta phải tuân thủ các cam kết, thỏa thuận quốc tế, đặc biệt là các thỏa thuận khi Việt Nam là thành viên của WTO và những hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương. Nhiều thỏa thuận, quy định này, dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng, tác động đến mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do đó, trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở rộng và giao lưu, hợp tác quốc tế, pháp luật HN&GĐ hiện đại, bên cạnh việc phát huy truyền thống, bản sắc Việt Nam cũng phải từng bước đáp ứng trước điều kiện của đời sống pháp lý nói chung của thế giới. Quá trình xây dựng pháp luật HN&GĐ Việt Nam nên tham khảo những giải pháp có thể vận dụng trong quy định pháp luật của các nước về vấn đề HN&GĐ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nắm được nội dung mang tính lý luận này thì q trình hồn
thiện pháp luật về HN&GĐ nói chung, pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng mới thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tạo được hiệu lực, hiệu quả áp dụng.