chồng
Trong cuốn "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" C. Mác và Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng, HN&GĐ là một phạm trù phát triển theo lịch sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái HN&GĐ. Cùng với tiến trình lịch sử, quan hệ tài sản của vợ chồng, qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, mang những nét đặc trưng của lịch sử và thời đại.
Một trong những bằng chứng chứng minh sự tác động của yếu tố lịch sử tới quan hệ pháp luật HN&GĐ trong đó có quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng, đó là việc xuất hiện các trường hợp được chấp nhận hôn nhân đa thê, với các trường hợp được chấp nhận hơn nhân đa thê như đã trình bày ở điểm 2.1.4 mục 2.1 Chương 2 nói trên. Trong đó, do hồn cảnh lịch sử, bị tác
động bởi chiến tranh giành độc lập dân tộc mà quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng không được áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước, đối với mọi công dân. Đặc biệt phải kể đến trường hợp cán bộ, bộ đội ở miền nam đã có hơn nhân trong miền Nam lại kết hơn với người khác ở miền Bắc giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 (Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác).
Quy định của Thông tư số 60/TATC là trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp đặc biệt trên cơ sở xét đến hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, yêu cầu ổn định quan hệ gia đình phù hợp đạo lý và giải quyết hậu quả đặc biệt của chiến tranh. Tuy là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng về hình thức nhưng Nhà nước ta vẫn thừa nhận cả hai quan hệ hơn nhân đó. Đây là những trường hợp đặc biệt, “là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề tình cảm, hạnh phúc gia đình, nhất là của người vợ và con cái” (Thơng tư số 60/TATC). Như vậy, vì hồn cảnh lịch sử đã dẫn đến việc tồn tại một người có hai vợ hoặc hai chồng, nhưng vì hạnh phúc gia đình, vì quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em mà Nhà nước ta vẫn công nhận trường hợp đặc biệt này.
Yếu tố lịch sử ở đây còn thể hiện trong tính kế thừa khi xây dựng văn bản pháp luật về HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng. Quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng được ban hành, kế thừa và phát triển. Việc sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật về HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ tại Mục 1.4 Chương 1 đã chứng minh điều đó. Các văn bản pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng từ chỗ quy định sự bất bình đẳng của người vợ đối với mối quan hệ này đến chỗ quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau đối với tài sản của vợ chồng; từ chỗ quy định một cách chung chung đến việc quy định cụ thể, chi tiết, kế thừa và phát triển các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản của vợ chồng.
Như vậy, quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tương ứng của các quy định pháp luật về HN&GĐ, trong đó có các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, đã cho thấy bản chất, thực trạng và sự phát triển của đời sống gia đình ở mỗi thời kỳ. Có thể nói, sự phát triển của quan hệ tài sản của vợ chồng luôn gắn liền với lịch sử phát triển xã hội, mang đậm yếu tố lịch sử.