Hiện nay, quy định về thời gian giải quyết tranh chấp trong các nghị định thƣ của ASEAn về giải quyết tranh chấp quá dài, tổng thời gian giải quyết tranh chấp lên đến hơn 1 năm nhƣ vậy sẽ khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật theo các hiệp định đƣợc ký kết trong khn khổ ASEAN sẽ bị duy trì, điều này có thể gây ra thiệt hại cho nƣớc thành viên là bên bị vi phạm, cũng khiến cho các bên tốn kém về tài chính khi theo đuổi việc giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, đối với việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia lại ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động lƣu thơng, kinh tế, chính trị của một quốc gia nên việc giải quyết ở lĩnh vực này cũng cần phải nhanh chóng hơn, tránh tình trạng đóng băng lâu dài giữa các quốc gia trong tranh chấp cũng nhƣ tình trạng kéo dài sự vi phạm của bên vi phạm. Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng để tránh việc duy trì sự vi phạm, thời gian giải quyết tranh chấp cần rút ngắn xuống một mức hợp lý hơn, vừa đảm bảo cho các
thẩm phán, chuyên gia của Cơ quan này nghiên cứu, tìm hiểu, xử lý các thơng tin các bên cung cấp, vừa đảm bảo tiến hành đúng thời gian quy định để tránh các hành vi vi phạm tiếp tục tiếp diễn.
Để quy định một số lƣợng thời gian thế nào là đủ để đƣa ra quyết định cần phải nghiên cứu rất kỹ lƣỡng chứ không thể đƣa ra một cách định tính. Vì vậy, việc nghiên cứu để rút gọn thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các đại diện các quốc gia về vấn đề giải quyết tranh chấp.