Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 119 - 120)

quyền lãnh thổ của ASEAN

Nhƣ chúng ta đã biết, Việt Nam hiện nay đang gặp những khó khăn và bất lợi của nƣớc nhỏ trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Cùng hoàn cảnh với chúng ta cũng có những quốc gia ASEAN khác đang gặp những vấn đề có thể ảnh hƣởng tới hịa bình và an ninh chính trị khi đối mặt với Trung Quốc tại Biển Đơng. Trong khi đó, ASEAN vẫn chƣa thực sự đóng vai trị là một khối theo đúng nghĩa để có thể thực hiện những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của quốc gia thành viên trong bối cảnh các quan điểm trái chiều nhau giữa quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã trở thành tranh chấp. Do đó, trên cơ sở phân tích những nhƣợc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, thiết nghĩ Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở lập luận để có ý kiến tại Hội nghị Cấp cao ASEAN nhằm đƣa ra giải pháp lâu dài và trƣớc mắt cho vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Qua nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong các văn kiện đã trình bày tại Chƣơng 2 của luận văn, có thể nhận định rằng các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nội khối có thể lựa chọn giải quyết thông qua Hiệp ƣớc Bali năm 1976 hoặc Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp

giữa quốc gia thành viên ASEAN với nƣớc thứ ba, hiện nay chỉ có thể lựa chọn áp dụng một số Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với phạm vi áp dụng hạn chế. Nhƣ vậy, giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua các cơ chế của ASEAN hiện nay là không thực tế. Tuy nhiên, về lâu dài, việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN vẫn cần đƣợc thực hiện. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN nên điều chỉnh theo hƣớng xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp thƣờng trực cùng với hệ thống chế tài nhằm đảm bảo thực hiện quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, đồng thời sửa đổi nguyên tắc "đồng thuận" theo hƣớng linh hoạt hơn. Trƣớc mắt, đối mặt với vấn đề Biển Đơng thì việc đàm phán và thông qua COC là vấn đề cần đƣợc thúc đẩy và có những chiến lƣợc phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)