tham vấn chính thức với giới doanh nghiệp nhằm tăng cường hợp tác và tạo thuận lợi cho việc tham gia vào việc xây dựng các phương pháp làm việc hữu hiệu nhất tương thích với các quy định quốc gia cũng như với các thỏa thuận quốc tế. Đối với chuẩn mực này, pháp luật Việt Nam mới chỉ phù hợp một
phần. Điều 13 Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg đã quy định về quan hệ hợp tác với đối tác của cơ quan Hải quan trong thủ tục hải quan điện tử. Ở góc độ chung, các doanh nghiệp đã được lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Tuy nhiên, sự tham gia của giới doanh nghiệp chưa tồn diện như quy định của Cơng ước.
- Chƣơng II:
+ Chuẩn mực “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán là các biện pháp do cơ
quan Hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách chứng từ, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại có liên quan do các bên có liên quan đang quản lý”.
Quy định của pháp luật mới chỉ phù hợp một phần.
Điều 32 Luật Hải quan quy định kiểm tra sau thông quan là chỉ kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan của chủ hàng, người được chủ hàng ủy
quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu. Nhưng chưa có quy định về kiểm tra các số liệu thương mại của các cơ quan có liên quan khác.
+ Chuẩn mực về “thông quan là việc hoàn thành các thủ tục Hải quan cần thiết để cho phép hàng hóa được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu hay được đặt dưới một chế độ Hải quan khác”.
Chuẩn mực này mới chỉ phù hợp một phần vì theo Điều 3 Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 có quy định tượng tự Công ước Kyoto. Tuy nhiên, khái nhiệm của Luật Hải quan thì chưa đầy đủ, mới chỉ để cập đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải và chưa bao gồm các trường hợp thực hiện theo chế độ thủ tục hải quan khác.
+ Chuẩn mực về “giải phóng hàng là hành động của cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa đang trong q trình làm thủ tục thơng quan được đặt dưới quyền định đoạt của bên hữu quan”.
Theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC về thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã giải thích về khái niệm giải phóng hàng áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử. Tuy nhiên, đối với thủ tục hải quan truyền thống thường sử dụng từ “thông quan”. Do vậy, chưa có sự phân biệt giữa thông quan và giải phóng hàng.
- Chuẩn mực 3.14 “Nếu Hải quan cho đăng ký một tờ khai tạm hay tờ
khai chưa hồn chỉnh, thì việc áp mã số thuế cho hàng hóa khơng được khác với mã số thuế sẽ được áp dụng nếu ngay từ đầu đã nộp Tờ khai hàng hóa hồn chỉnh chuẩn xác. Việc giải phóng hàng khơng được phép trì hoãn với điều kiện các khoản bảo đảm đã được nộp nhằm đảm bảo cho việc thu các loại thuế hải quan và thuế khác”.
Điều 37 Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC đã quy định việc xác định mã số hàng hóa đối với tờ khai tạm áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử nhưng
chưa có quy định tượng tự đối với thủ tục hải quan truyền thống. Do vậy, pháp luật trong nước mới chỉ phù hợp với một phần chuẩn mực này.