Pháp luật về thủ tục hải quan thiếu tính thống nhất, đồng bộ, chưa điều chỉnh toàn diện mọi mặt của hoạt động thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 66 - 68)

- Chuẩn mực chuyển đổi 4

3.1.2- Pháp luật về thủ tục hải quan thiếu tính thống nhất, đồng bộ, chưa điều chỉnh toàn diện mọi mặt của hoạt động thủ tục hải quan

chưa điều chỉnh toàn diện mọi mặt của hoạt động thủ tục hải quan

Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, pháp luật về thủ tục hải quan còn bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do các cơ quan khác ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác nhau ban hành phát sinh, cụ thể:

- Luật Hải quan và Luật Sở hữu trí tuệ quy định khơng thống nhất về việc tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều 57 Luật Hải quan quy định không áp dụng tạm dừng thủ tục hải quan đối với vật phẩm khơng mang tính thương mại, trong khi Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ lại khơng loại trừ đối tượng này.

- Về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, Nghị định 19/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hố u cầu trong trường hợp khơng có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hố thì người nhập khẩu phải có cam kết về việc hàng hố có xuất xứ như khai báo, trong khi Thông tư

79/2009/TT-BTC không yêu cầu nộp giấy cam kết nói trên cùng với bộ hồ sơ hải quan của hàng hoá nhập khẩu.

- Điều 45 (điểm a.1 khoản 3) Thông tư số 79/2009/TT-BTC quy định “Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế tại điểm b, khoản 2 Điều 42 Thông tư số 79/2009/TT-BTC”. Tuy nhiên, Điều 42 Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn để được miễn thuế thì doanh nghiệp phải đăng ký Danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu miễn thiếu. Trong khi đó, doanh nghiệp này là Doanh nghiệp chế xuất nên khơng phải là đối tượng chịu thuế vì vậy hướng dẫn như điểm a.1 khoản 3 Điều 45 là chưa đúng với quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Vì vậy, sẽ gây khó khăn, phiền hà cho cả phía Doanh nghiệp và Hải quan.

Các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hải quan mặc dù đã từng bước được bổ sung nhưng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, một số hoạt động cụ thể của thủ tục hải quan chưa được điều chỉnh. Bên cạnh đó, một số nội dung mang tính quy phạm cịn được điều chỉnh bằng các cơng văn hành chính. Đây chính là lý do dẫn đến pháp luật về thủ tục hải quan còn bị động trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội.

- Văn bản pháp luật về cơ chế phối hợp thu thập, cung cấp thông tin giữa Hải quan với các ngành khác như Cơng an, Tồ án, Viện kiểm sát và các bộ có chức năng quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu như Bộ Y tế, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn... đều chưa được ban hành. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu các thơng tin quản lý chuyên ngành của hệ thống thông tin hải quan.

- Hiện nay, thủ tục hải quan đối với tiêu hủy nguyên liệu, phụ liệu hỏng, lỗi mốt, phế liệu, phế phẩm mới được quy định tại Thông tư 116/2008/TT- BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia cơng với thương nhân nước ngoài, trong khi nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu cũng tương tự như vậy nhưng lại chưa có quy định. Do vậy, vướng mắc liên quan đến trường hợp này mới chỉ được quy định trong văn bản hành chính.

- Những vướng mắc quy định Thông tư số 79/2009/TT-BTC mới chỉ hướng dẫn tại văn bản hành chính cấp Bộ, Chính phủ, chưa được quy định thành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường bộ...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)