Về các thiết chế hỗ trợ doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 66)

2.2. Các vấn đề hạn chế của khung pháp luật về doanh nghiệp

2.2.5. Về các thiết chế hỗ trợ doanh nghiệp xã hội

Về các thiết chế hỗ trợ DNXH: Theo kinh nghiệm phát triển DNXH ở Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, vai trò hỗ trợ của nhà nước là rất quan trọng [32]. Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, cần có một cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với DNXH theo một trục thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Theo các mô hình này, cơ quan chuyên trách đó có thể đặt ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư và triển khai theo ngành dọc ở địa phương các cấp. Loại cơ quan này có chức năng vừa hỗ trợ chính sách vừa làm cầu nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu xã hội và phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng chính là cơ quan thực hiện các điều tra, nghiên cứu để làm tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra những mô hình pháp lý để chuyển đổi một số DNCI của Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực ý tế, giáo dục như bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu ứng dụng… thành DNXH. Sự chuyển đổi này nếu thành công thực sự sẽ là những đòn bẩy kinh tế xã hiệu quả để cải cách khu vực công, góp phần tạo ra động lực và những lực lượng kinh tế mới cho một nền kinh tế thị trường bình đẳng lành mạnh và

Tiểu kết Chương 2

Là kết quả của sự phối hợp giữa việc sử dụng mô hình, giải pháp kinh doanh để đạt được mục tiêu xã hội, vì lợi ích cộng đồng, DNXH chính cầu nối trong việc chia sẻ chức năng bảo đảm an sinh xã hội của nhà nước với các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, góp phần giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi ở nước ta, sự công nhận chính thức đối với DNXH trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có ý nghĩa rất quan trong trong việc kết nối giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân, là công cụ hữu hiệu để phát huy các sáng kiến xã hội, huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng một cách bền vững, hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó, sự ra đời của DNXH còn là định hướng cho việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả của đầu tư công.

Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của DNXH cần phải có một khung khổ pháp lý ổn định cho tổ chức và hoạt động của các DNXH, tạo điều kiện cho các sáng kiến xã hội được thực hiện thông qua các quy định rõ ràng nhưng thông thoáng về mô hình tổ chức và hoạt động của DNXH, các chính sách ưu đãi cụ thể của Nhà nước đối với loại hình này; và đặc biệt là rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để thành lập nên một hệ thống cơ quan trợ giúp và khuyến khích DNXH phát triển. Trong tương lai việc ban hành đạo luật riêng về hỗ trợ DNXH là vô cùng cần thiết. Từ sự phân tích trên, có thể thấy khái niệm doanh nghiệp xã hội theo pháp luật hiện hành còn nhiều điều hạn chế. Những hạn chế này làm cho quy định về doanh nghiệp xã hội chưa phù hợp và chậm hơn so với sự phát triển hết sức đa dạng trên thực tế của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)