Dự báo về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta thực trạng và giải pháp luận văn th s luật 60 38 40 (Trang 74 - 78)

1. Đối tượng buôn lậu

3.1.1. Dự báo về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm buôn lậu

3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU, TỘI PHẠM BUÔN LẬU TRONG THỜI GIAN TỚI LẬU, TỘI PHẠM BUÔN LẬU TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm buôn lậu phạm buôn lậu

Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, tình hình tội phạm phụ thuộc rất nhiều vào những biến động của tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của một quốc gia trong những giai đoạn phát triển nhất định. Chính vì vậy, để có thể đánh giá, dự báo tình hình tội phạm buôn lậu ở nước ta trong thời gian tới, cần có sự xem xét, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như trên Thế giới và sự tác động của các yếu tố kinh tế tới buôn lậu và tội phạm tội buôn lậu.

Trước hết, về tình hình thế giới, trong những năm gần đây, cục diện chính trị trên thế giới đã có nhiều biến động, kéo theo đó là những thay đổi lớn về kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế đã và đang là một hiện tượng có chiều hướng ngày càng lan rộng. Có thể nói "toàn cầu hoá về kinh tế" là mục tiêu cần đạt tới của các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm và phát triển thị trường tiềm năng tại các nước đang phát triển. Nhưng những quốc gia này lại tìm mọi cách chống lại sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế tới chính thị trường trong nước. Sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia và sự bảo hộ nền sản xuất trong nước đã làm cho vấn đề lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia có những ảnh hưởng nhất định dẫn đến sự xung đột về lợi ích và chiến tranh thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng.

Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trong một môi trường phức tạp trên cơ sở tác động của quy luật về sự không tương đồng giữa các nền kinh tế về chế độ chính trị. Các nước mạnh lợi dụng ưu thế của mình để lấn át các nước

yếu, các nước đang phát triển [37, tr.101]. Vụ kiện cá da trơn của Việt Nam trên trị trường Mỹ là một ví dụ về những thách thức của các nước đang phát triển trên lộ trình tham gia hội nhập.

Trong khu vực, sau khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua (1997), kinh tế các quốc gia đang dần hồi phục. Tuy vậy, các nước này vẫn tiếp tục thực thi nhiều chính sách tăng cường xuất khẩu hàng tiêu dùng để tăng nguồn thu ngoại tệ và tất nhiên Việt Nam (với hơn 80 triệu dân) sẽ là một thị trường tiêu thụ lý tưởng. Ở Việt Nam, từ đầu những năm 90 của Thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương "mở cửa", phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, bộ mặt xã hội có nhiều khởi sắc, kinh tế tăng trưởng ổn định, chỉ số GDP bình quân đầu người luôn tăng qua từng năm đã thể hiện tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Nhà nước ta. Chính sách kinh tế thị trường hiện nay đang là động lực thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá ở nước ta phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực không thể phủ nhận song nó cũng làm phát sinh những tiêu cực xã hội, trong đó có buôn lậu và tội phạm buôn lậu.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình gia nhập WTO. Hàng hoá của các nước sẽ từng bước thâm nhập vào thị trường nước ta khi những hàng rào về thuế quan được gỡ bỏ. Tuy nhiên, với lộ trình gia nhập và khả năng thiết lập các cơ sở dịch vụ hậu mãi của cơ sở sản xuất nước ngoài ở Việt Nam còn cần nhiều thời gian, thì trước mắt hàng hoá Việt Nam vẫn có chỗ đứng ở thị trường nội địa. Nhưng về lâu dài hàng hoá sản xuất trong nước, nhất là hàng tiêu dùng, sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của một số nước trong khu vực và trên thế giới (do

công nghệ sản xuất của ta còn lạc hậu). Cụ thể, đi vào lĩnh vực công nghiệp

thì chỉ có 5 ngành có khả năng cạnh tranh (may mặc, giày dép, cấu kiện kim loại, chế biến nông-lâm-hải sản, động cơ diesel nhỏ) và 10 ngành thuộc diện

có khả năng cạnh tranh có điều kiện (dệt sợi, cơ khí ô tô-xe máy-thiết bị điện, điện tử, sành-sứ-thuỷ tinh, rượu-bia-nước giải khát, dầu thực vật, khai khoáng và chế biến khoáng sản), còn lại các ngành thép, nhôm, cơ khí chế tạo không có khả năng cạnh tranh [43, tr.118-119]. Hơn nữa, tuy nước ta có một nguồn lao động đông đảo, giá nhân công rẻ, có nguồn nguyên liệu thô phong phú nhưng mặt bằng giá hàng hoá do nội địa sản xuất lại luôn luôn cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực sản xuất do chúng ta phải xuất khẩu nguyên liệu thô, nhập khẩu nguyên liệu tinh chế, mẫu mã hàng hoá lại không đa dạng, chủng loại hàng không phong phú.

Chính những vấn đề này đã tạo điều kiện cho hàng hoá các nước thâm nhập ngày càng nhiều vào nước ta theo cả hai con đường: nhập khẩu chính ngạch và nhập lậu. Điều này khiến cho bảo hộ phát triển sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chống buôn lậu và bảo hộ phát triển sản xuất trong nước là hai vấn đề luôn đi đôi với nhau, được xác định là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Thực tế cũng đã cho thấy cơ chế kinh tế thị trường đang ngày càng tạo ra khoảng cách phân hoá giàu - nghèo trong xã hội. Sự phân hoá này sẽ còn tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong tương lai và là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới sự gia tăng của tội phạm - người giàu muốn tiếp tục làm giàu bằng mọi cách thông qua việc lợi dụng những kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh tế để thoả mãn nhu cầu vật chất cá nhân, người nghèo muốn nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó bằng bất cứ giá nào, bất chấp sự ngăn cản của các chính sách và quy định pháp luật. Mà buôn lậu cũng là một trong những phương cách để họ có thể nhanh chóng thoả mãn các nhu cầu cá nhân.

Mặt khác, sự chuyên môn hoá trong sản xuất, kinh doanh tuy có những yếu tố tích cực về hiệu quả và năng suất song lại là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thất nghiệp trong xã hội ngày càng gia tăng. Tính đến giữa năm 2002, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị nước ta là 6%,

cao hơn so với mức phổ biến của các nền kinh tế trên Thế giới [41, tr.126]. Mặc dù lao động Việt Nam được các nước khác đánh giá là cần cù, khéo léo, nhanh nhạy, giá nhân công lại thấp hơn so với mặt bằng của các nước khác nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao như vậy là do đại bộ phận lao động của nước ta chưa qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo ở các cấp trình độ lại mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến việc khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao khiến cho Doanh nghiệp vẫn tiếp tục thiếu lao động mà người lao động vẫn khó tìm kiếm việc làm. Theo thống kê thì đầu năm 2002, số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 84,2%, công nhân kỹ thuật sơ cấp là 7,8%, trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm 3,8% và cao đẳng, đại học trở lên là 4,2% [41, tr.128].

Trong những năm tới, tỷ lệ thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị sẽ tiếp tục gia tăng do chúng ta chưa thực sự có chuyển biến đáng kể trong xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực; hàng năm, một số lượng lớn người đến tuổi lao động không có việc làm lại tiếp tục bổ sung vào lực lượng thất nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm, trong đó có tội phạm buôn lậu. Các công trình nghiên cứu tội phạm học đã đưa ra kết luận: trong số những người phạm tội thì có từ 10% đến 15% là người không có công ăn việc làm ổn định [37, tr.103]. Những người này để có thể bảo đảm được cuộc sống rất dễ bị lôi kéo, mua chuộc tiếp tay cho bọn buôn lậu bằng cách này hay cách khác.

Và để khuyến khích mọi tiềm năng và nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhiều cơ chế, chính sách mới sẽ được Nhà nước ban hành thông thoáng hơn nhưng không tránh khỏi những sơ hở, thiếu sót để bọn buôn lậu lợi dụng hoạt động.

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay mặc dù đã được chú trọng hoàn thiện nhưng chưa thực sự đồng bộ, các chính sách, quy định ban hành còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau tạo ra những kẽ hở cho những kẻ buôn lậu lợi dụng. Mặt khác, do pháp luật về kinh tế của chúng ta hiện nay

vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, trong khi đó thói quen tuỳ tiện trong quản lý kinh tế vẫn còn tồn tại, tạo cơ sở nuôi dưỡng tệ buôn lậu. Một số Đảng viên, cán bộ, công chức nhà nước có biểu hiện tiêu cực gây mất lòng tin trong quần chúng nhân dân, làm giảm sút hiệu lực quản lý của Bộ máy Nhà nước. Các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu còn thiếu nghiêm khắc và kiên quyết; sự phối hợp và kết hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống buôn lậu còn lỏng lẻo. Số liệu thống kê cho thấy trong 5 năm qua (1998-2002), bình quân số vụ buôn lậu bị phát hiện hàng năm là 6.872 vụ nhưng chỉ có 1,4% số vụ bị xử lý về hình sự. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì buôn lậu không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng nhanh cả về số vụ và quy mô hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta thực trạng và giải pháp luận văn th s luật 60 38 40 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)