Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và quản lý xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta thực trạng và giải pháp luận văn th s luật 60 38 40 (Trang 88 - 90)

1. Đối tượng buôn lậu

3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và quản lý xã hộ

xã hội cũng như lối sống vị kỷ, tham lam, chạy theo đồng tiền.

Chúng ta cũng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo cho công tác này được thực hiện thông qua một mạng lưới thông tin rộng khắp, không ngừng phục vụ tốt cho việc đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm buôn lậu. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một công tác quan trọng phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.

3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và quản lý xã hội xã hội

Trong điều kiện hiện nay, vai trò quản lý nhà nước, nhất là ở cấp vĩ mô, là khâu then chốt của hệ thống quản lý mới. Sự buông lỏng công tác tổ chức cán bộ và quản lý nhà nước về kinh tế không chỉ làm tăng thêm những tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường mà còn là sự mở cửa cho các hành vi tiêu cực - trong đó có tội phạm buôn lậu. Do đó, đổi mới cơ chế quản lý cũng là một trong những giải pháp phải được thực hiện đồng bộ với giải pháp về pháp luật và hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu. Để giải pháp này được thực hiện có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các lực

lượng có chức năng phòng, chống buôn lậu vững mạnh và tinh nhuệ; tập trung đào tạo và đào tạo lại nguồn cán bộ cho các lực lượng này theo hướng nâng cao trình độ và năng lực công tác; thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, kiểm tra, đánh giá cán bộ đúng thực lực, sẵn sàng thay thế những cán bộ non kém về nghiệp vụ, suy giảm về phẩm chất đạo đức; xử lý nghiêm mọi trường hợp cán bộ, công chức nhà nước sai phạm, bất kể người đó đang đảm nhiệm vị trí công tác nào; nêu cao tinh thần tự chịu trách nhiệm trước công việc trong phạm vi khả năng và thẩm quyền của mình. Bên cạnh đó, chúng ta phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những người làm công tác chống buôn lậu (chính sách về tiền lương, phụ cấp, đào tạo...) để người làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại yên tâm, dốc tâm vào thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước theo hướng

tinh giản, khắc phục những bất cập, chồng chéo trong cơ chế quản lý. Điều này sẽ đảm bảo cho việc quản lý những hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, ngoại thương được thống nhất và thông suốt, tránh tình trạng các cơ quan quản lý Nhà nước đùn đẩy công việc cho nhau, tạo ra những khoảng trống trong quản lý để bọn tội phạm buôn lậu lợi dụng.

Thứ ba, đổi mới hơn nữa cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động

xuất khẩu, nhập khẩu; theo dõi chặt chẽ những loại hàng hoá đã tạm nhập vào nước ta. Đồng thời, quản lý chặt các mặt hàng đang lưu thông trên thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra 18 mặt hàng phải dán tem theo quy định về dán tem nhập khẩu để hàng lậu không còn cơ hội được bày bán công khai.

Thứ tư, quản lý chặt chẽ việc cấp giấy thông hành cho người dân ở khu

vực biên giới, tránh tình trạng người dân từ nơi khác đến dễ dàng làm giấy thông hành để xuất cảnh và buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu đối với dân

cư khu vực biên giới, nắm vững sự biến động của dân cư trong khu vực để có biện pháp quản lý thích hợp, nhất là đối với lao động từ các địa phương khác đến sinh sống, làm ăn; đồng thời quản lý và theo dõi chặt chẽ các loại phương tiện giao thông ra vào khu vực biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta thực trạng và giải pháp luận văn th s luật 60 38 40 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)