Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 42)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

1.2.2. Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 80 lại đây. So với hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp của một số nước trên thế giới, Việt Nam tuy chưa có những bộ luật riêng để bảo hộ từng đối tượng của sở hữu công nghiệp như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... song xét về mặt nội dung, tính chất,... hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp của Việt Nam khơng có những điểm khác biệt cơ bản mà còn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia. Sự phù hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam dễ hòa nhập với các nước, các tổ chức quốc tế khu vực trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các pháp nhân, thể nhân nước ngoài xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

Quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý sau khi thống nhất đất nước có thể được chia thành ba giai đoạn sau:

* Giai đoạn từ 1980 - 1995:

Đây là giai đoạn mở đầu hoạt động bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ta. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989.

Một trong những nội dung cơ bản của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đó là việc quy định về các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo Điều 1 Pháp lệnh, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức nhà nước, tập thể, tư nhân có tư cách pháp nhân và cá nhân bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, tên gọi xuất xứ (một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý) đã được quy định là một trong các đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở thời kỳ này.

Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989 đã có một số quy định riêng cho việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa như quy định về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền đối với chủ văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa, các hành vi sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ tên gọi xuất xứ, v.v…

Về cơ bản, các quy định pháp luật về đăng ký, sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa trong pháp lệnh bảo hộ sở hữu cơng nghiệp cịn rất hạn chế. Pháp lệnh khơng có các quy định điều chỉnh hoạt động quản lý đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói

chung ở Việt Nam, phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nâng cao hiệu lực pháp luật của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta.

Các quy định của Pháp lệnh này phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam gia nhập. Đây là điều kiện quan trọng để nước ta dễ dàng hội nhập vào quá trình phát triển của quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút sự đầu tư nước ngoài, thu hút việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nhà đầu tư này tại Việt Nam.

* Giai đoạn từ 1995 - 2005:

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989 dần dần cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số quy định có tính ngun tắc về xác lập và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung chưa được cụ thể hóa đúng mức nên gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng. Thực tiễn của quá trình đổi mới cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi phải xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về sở hữu cơng nghiệp nói chung.

Để khắc phục những hạn chế và bất cập này, ngày 28/10/1995 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 1995 trong đó dành hẳn một chương quy định về sở hữu công nghiệp (chương II Phần thứ sáu). Các quy định về tên gọi xuất xứ hàng hóa tại chương II Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự 1995 bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định (Điều 780)

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm: tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định, trừ các đối tượng được quy định tại Điều 787 của Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 781)

- Điều 786 quy định về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa: là tên địa lý của nước, địa lý địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

- Ngồi ra Bộ luật Dân sự 1995 cịn có những quy định về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa như quyền nộp đơn, quyền ưu tiên, thời hạn bảo hộ; về việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa; v.v…

Để thực thi các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản được ban hành trong thời kỳ này tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý nói riêng. Đó là các văn bản:

- Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; được bổ sung, sửa đổi theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ;

- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp;

- Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ;

- Thơng tư số 23/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 09/05/1997 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 825/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư số 49/2001/TT- BKHCNMT ngày 14/09/2001.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, so với Hiệp định TRIPS một loạt các đối tượng được đề cập trong TRIPS lại chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 như: bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu cơng nghiệp; các bí quyết, kiến thức kỹ thuật; các dạng thiết kế, bố trí mạch tích hợp. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn sở hữu công nghiệp của Hiệp định TRIPS mà Bộ luật Dân sự 1995 chưa quy định cụ thể, ngày 03/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP mở rộng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam. Đó là các đối tượng: bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý tự động xác lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Nghị định mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ đề cập tới một số vấn đề và quy định rất chung chung như định nghĩa về chỉ dẫn địa lý, người có quyền sử dụng chỉ

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, các hành vi xâm phạm quyền, v.v... Nghị định chưa quy định cụ thể về thủ tục và trình tự xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền, v.v…

* Giai đoạn từ 2005 - nay:

Mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng vẫn cịn nhiều điểm chưa tiến kịp so với thực tiễn và kinh nghiệm của thế giới. Tuy đã có các quy định ở Phần thứ 6 của Bộ luật Dân sự năm 1995 và hơn 40 văn bản liên quan nhưng trước xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, so với yêu cầu để Việt Nam có thể gia nhập WTO, hệ thống này còn bộc lộ nhiều điểm bất cập và chưa tiếp cận được với các tiêu chuẩn bảo hộ trên thế giới.

Chính vì vậy, việc sửa đổi Bộ luật Dân sự và ban hành một đạo luật riêng điều chỉnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu cơng nghiệp nói riêng là một địi hỏi cấp thiết. Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thơng qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ 1/1/2006, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thơng qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 ra đời đã đáp ứng được phần nào những yêu cầu trên.

Theo quy định tại Điều 750 Bộ luật Dân sự 2005, đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp đã tương thích với các quy định trong Hiệp định TRIPS, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Để triển khai các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cũng đã được ban hành như:

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp;

- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu cơng nghiệp;

- Thơng tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP, v.v…

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Như vậy, sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã thống nhất được các quy định của hai văn bản quy phạm pháp luật trước đây điều chỉnh về việc bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý đó là Nghị định 63/CP và Nghị định 54/2000/NĐ-CP.

Theo quy định pháp luật giai đoạn trước năm 2005, đối tượng được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý chỉ bao gồm tên địa lý của nước, địa lý địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Tuy nhiên, đối tượng này đã được mở rộng hơn theo quy định pháp luật giai đoạn sau năm 2005, không chỉ bao gồm tên địa lý mà bao gồm cả biểu tượng, hoặc hình ảnh/hình vẽ (chỉ dẫn gián tiếp) của một nước hoặc một địa phương.

Nhìn chung, nội dung của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong các văn bản hiện hành được quy định đầy đủ hơn, rõ ràng hơn so với trước khi có Bộ luật Dân sự, thậm chí so với Bộ luật Dân sự năm 1995, khá tương thích với các quy định về chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPS và phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Trong quan hệ quốc tế về lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đã ký kết một số hiệp định song phương với các nước như: Thái Lan (năm 1994), Australia (năm 1995), Thụy Sĩ (năm 1999), Hoa Kỳ (năm 2000). Bên cạnh đó, vào năm 1995 tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với các nước ASEAN.

Ngồi ra, khi đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định của TRIPS về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng. Việt Nam cần phải tiếp tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với những quy định phù hợp với Hiệp định TRIPS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)