- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
1.3.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
không lành mạnh
Chống cạnh tranh không lành mạnh có nội dung chống hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức và thơng tin về hàng hóa nhằm gây nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hóa, với điều kiện hành vi sử dụng đó gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh hoặc người tiêu dùng.
Việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoặc dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng có thể gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng. Hơn thế nữa, việc sử dụng như vậy có thể bị coi là hành vi chiếm đoạt danh tiếng, ảnh hưởng tới uy tín của người thật sự có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này. Theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh của một số nước (luật thành văn hay luật án lệ), có thể ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh không được sử dụng các cách thức này trong thương mại. Đức cho đến gần đây vẫn bảo hộ chỉ dẫn địa lý hồn tồn thơng qua luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Việc khởi kiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật pháp quốc gia tùy thuộc vào quy định của pháp luật được giải thích bằng các quyết định của tòa án hoặc theo hệ thống luật chung có thể được tiến hành nhằm ngăn chặn những hành vi sai trái trong hoạt động thương mại do người cạnh tranh thực hiện.
Để được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh, nhìn chung phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) chỉ dẫn địa lý phải đã có được một danh tiếng hoặc uy tín nhất định - nói cách khác, người mua sản phẩm này phải nghĩ ngay đến xuất xứ của sản phẩm khi nhìn thấy chỉ dẫn địa lý; và (ii) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm/dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, theo luật của một số nước, bằng chứng về thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại do những việc làm sai trái gây nên phải trình cho cơ quan xét xử.
Hình thức bảo hộ này chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sai trái. Đối với hình thức bảo hộ không cần đăng ký này khi xảy ra xâm phạm quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường rất khó khăn và tốn kém.