.1.1. Bối cảnh
Việc giao nhiều hơn quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2015 - 2016, đã góp phần làm cho thị trường giáo dục nóng lên và có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Theo đó, các trường đại học bắt đầu quan tâm đến chiến lược marketing giáo dục. Điều này giúp nhà trường tuyển sinh và đào tạo các chương trình học gắn với nhu cầu thực tế xã hội, qua đó giúp sinh viên và nhà tuyển dụng hiểu về mục tiêu, chất lượng, môi trường học tập và danh tiếng của nhà trường, từ đó giúp họ có các quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn trường đại học, ngành học phù hợp với nhu cầu. Chính vì vậy, trường Đại học Thăng Long cần phải có một chương trình truyền thông phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
So với các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục truyền thống, Digital Marketing đang là phương án chiến lược Marketing được nhiều trường lựa chọn để triển khai các chiến dịch của mình. Có thể kể đến một số lý do như sau:
Thí sinh tiềm năng thường sử dụng Internet để tìm hiểu trường, khóa học.
Thí sinh có xu hướng sử dụng các mạng xã hội hơn là các phương tiện truyền thông truyền thống.
Hiệu quả của các quảng cáo trên Internet và social media được đánh giá cao hơn. Phụ huynh thường dựa vào các thông tin, hình ảnh trên website của trường để đánh giá.
Những hình ảnh của trường trên website được xem là một trong những tiêu chí đánh giá của học viên.
Thủ tục đăng ký nhập học cũng được thực hiện online thông qua website của trường. (Trong giai đoạn đại dịch Covid-19)
Từ chính những lý do này, nhóm khẳng định vững chắc việc có một chiến lược Markting tốt sẽ chính là giải pháp giúp tiếp cận tốt được lượng khác hàng mục tiêu và tạo được nhiều tiếng vang cho tuyển sinh năm 2022 tại trường Đại học Thăng Long.
32