Chỉ tiêu SX thép TP (Tr.tấn)
Nhu cầu phôi thép (Tr.tấn) SLg SX phôi trong nước (Tr.tấn) Tỷ lệ đáp ứng Năm 2006 7,2 7.5 1.4 18.67% Năm 2010 8.1 - 8,5 8.5-8.9 3.5-4.5 45.98% Năm 2015 17.5- 19 18.4-20 6-8 36.46% Năm 2020 23 – 28 24.2-29.4 9-11 38.76% Năm 2025 30 - 35 . 31.5-36.8 12-15 39.53%
Như vậy, theo quy hoạch của Chính phủ, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước phải tăng tỷ lệ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thép thành phẩm trong nước từ khoảng 20% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2020.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 37 TCDN K21
Việc thiếu hụt phôi thép cũng được thể hiện rất rõ khi xem xét các nhà máy sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm đang hoạt động và đang làm thủ tục cấp phép, xây dựng tại Việt Nam hiện nay.
TT Nhà máy Công suất
1 Công ty gang thép thái nguyên 600,000 2 Công ty thép Vạn Lợi 200,000 3 Công ty thép Hoà Phát 200,000 4 Công ty thép Đình Vũ 200,000 5 Công ty thép Việt Ý 500,000 6 Công ty thép Hà Tĩnh 300,000 7 Công ty thép Bắc Kạn 300,000 8 Công ty thép Việt Úc 500,000 9 Công ty thép Việt 400,000 10 Công ty thép Miền Nam 500,000 11 Công ty thép Hưng Yên 200,000 12 Công ty thép Hưng Thịnh Phát 500,000
Tổng năng lực sản xuất 4,400,000
Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất đến năm 2010
Ngoài các dự án trên, dự án đầu tư sản xuất khu liên hợp gang thép Thạch Khê với công suất 4 triệu tấn phôi/năm cũng đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên đây là dự án lớn, mục đích chủ đầu tư là sản xuất theo dây truyền khép kín, từ nguyên vật liệu phôi chuyển sản xuất thép thành phẩm luôn trong khu liên hợp. Vì vậy sản phẩm phôi thép của Công ty không được bán ra thị trường
• Dự báo sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh trong những năm tới đòi hỏi nhu cầu phôi thép tăng cao:
Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và ký kết liên doanh và nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấp chứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án. Thậm chí, một doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 2 tháng ký với hai đối tác làm 2 liên hợp cỡ 5 - 10 triệu tấn. Cụ thể như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp SV: Đỗ Anh Tuấn 38 TCDN K21 Bảng 10: Các dự án sản xuất thép Tên dự án Tổng vốn đầu tư Cống suất (Tr.tấn)
Liên hợp thép Tycoons (Dung Quất 1,056 tỷ USD 4,5 Liên doanh Posco – Vinashin 4 tỷ USD 4 – 5 Dự án TATA - Việt NamSteel (Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 tỷ USD 4 – 5 Liên doanh Lion Group (Maylaysia) - Vinashin (Ninh
Thuận). 7,3 tỷ USD 8
Công ty FRRO China (Trung Quốc). 5 tỷ USD 10 Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan). 700 triệu USD 0,72 Dự án của Posco (Bà Rịa – Vũng Tàu). 1,1 tỷ USD 4,6 Dự án liên doanh Essar Steel - Việt Nam Steel - Geruco. 527 triệu USD 2
Tổng 38.8 tr.tấn
Tuy theo phân tích của hiệp hội thép Việt Nam cho thấy có một số dự án nêu trên tính khả thi không cao như:
Việc lựa chọn những đối tác làm liên hợp không đủ tầm cỡ, thí dụ, chọn Tycoon là nhà sản xuất thép cuộn trong khi công ty này không nhiều kinh nghiệm sản xuất thép dẹt mà chỉ mới có nhà máy cán nóng và cán nguội sản xuất năm 2006. Tiếp theo là nhà đầu tư 10 triệu tấn thép cao cấp của Công ty FRRO China, cũng không có trong danh mục các nhà sản xuất thép của Trung Quốc và con số 10 triệu tấn thép cao cấp/năm là không tưởng với thị trường Việt Nam và khu vực (hiện nay Việt Nam mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 20 vạn tấn thép chất lượng).
Nhà đầu tư Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) của dự án thép không gỉ cũng là một công ty không có tiềm năng bởi vì tiền làm luận chứng thực tế vẫn còn chưa trả được, liệu bao giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy. Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD. Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 39 TCDN K21
tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD...Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất 5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD.
Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng.
• Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thép thành phẩm.
• Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trung nhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thép nguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu. Để bảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với ngành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang, phôi thép.
Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu.
2.3.2.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Xét về mặt công nghệ, Hưng Thịnh Phát sử dụng công nghệ Lò điện Hồ quang consteel.Lò điện hồ quang consteel được ra đời đầu tiên tại Công ty Ameristeel Charlotte phía Bắc Carolina, Mỹ vào tháng 12/1989 với công suất 54 tấn/h, sau đó được Công ty Techint của Ý mua lại bản quyền sáng chế. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 22 lò hồ quang Consteel đang vận hành, tại Trung Quốc đã đưa vào sản xuất từ 1999 (khoảng 9 lò) còn các nước Châu Âu từ 1989. Hiện Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát đang bắt đầu thực hiện dự án xây dựng lò hồ quang consteel, còn có 2 Công ty cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép bằng công nghệ này là Công ty thép Việt Ý và Công ty thép Việt.
Công nghệ lò hồ quang dòng điện xoay chiều Consteel 70 tấn là hợp lý, nó có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng, độ an toàn, bảo vệ môi trường và mức độ tự động hóa bậc cao S7-400 trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu trước thời hạn về công nghệ sản xuất được nêu trong chiến lược quy hoạch phát triển ngành thép của thủ tướng Chính phủ (đối với các nhà máy khởi công từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 40 TCDN K21
đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện: đối với công nghệ lò điện (EAF) phải có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ).
Qua tìm hiểu so sánh giá cả, chất lượng giữa các đối tác bên Ý và Trung Quốc, Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát đã lựa chọn tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An Trung Quốc thực hiện lắp đặt và chuyển giao công nghệ theo hình thức chìa khóa trao tay. Toàn bộ thiết kế mặt bằng công nghệ và bố trí thiết bị, chế tạo thiết bị của dây chuyền sản xuất được thực hiện bởi tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An, Trung Quốc. Đây là tập đoàn lớn, có uy tín đã chế tạo lắp đặt cho nhiều nhà máy tại Việt Nam.
- Hệ thống thiết bị nhà máy gồm: Thông tin về thiết bị
01 lò điện hồ quang EAF 70 tấn, nạp liệu liên tục theo công nghệ Consteel. 01 lò tinh luyện LF 70 tấn.
Hệ thống cung cấp điện, máy biến áp lò 01 máy đúc liên tục CCM 04 dòng. Hệ thống lọc bụi: 830.000 m3/giờ. Trạm nén khí: 2*40 m3/phút. Trạm Oxy + Ar: 3.400 m3/giờ. Trạm cung cấp nước: 4.140 m3/giờ.
- Xét về mặt yếu tố đầu vào và khả năng cung ứng.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho quá trình sản xuất là thép phế, hiện nay thép phế được cung cấp từ cả hai nguồn trong nước và nhập khẩu, trong đó chủ yếu là từ nhập khẩu, khi lập dự án, chủ đầu tư đã xác định nguồn cung ứng nguyên liệu như sau:
Nguồn trong nước: Chủ yếu là từ các Công ty thu gom như Thép Thái Nguyên, Đa Hội và tại các công trình của Tổng Công ty Sông Đà. Tuy nhiên, nguồn này được xác định là thứ yếu vì số lượng và chất lượng của thép phế không ổn định, dự kiến cung ứng khoảng 10% nhu cầu của nhà máy.
Nguồn nhập khẩu: Thép phế được nhập từ một số nước có nguồn cung thép phế lớn trên thế giới như: Đức, Ý, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cũng giống như thị trường phôi thép, thị trường thép phế thường xuyên biến động. Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư phải chấp nhận sự biến
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 41 TCDN K21
động thường xuyên của thị trường nguyên liệu thế giới, vì vậy Công ty phải có chiến lược nhập khẩu dự trữ hợp lý nguyên liệu và thiết lập quan hệ với các đối tác có khả năng cung cấp thường xuyên, ổn định để ký kết hợp đồng dài hạn nhằm chủ động về nguồn cũng như thời gian - giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động trên thị trường thế giới
Nhận xét: Căn cứ theo Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại điều 7 có quy định doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng điều kiện: Có khu bãi riêng tập kết phế liệu nhập khẩu, có đủ năng lực sử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu, Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường. Tất cả các quy định trên theo thẩm định Công ty có khả năng đáp ứng. Trong năm 2006 vừa qua phế liệu nhập vào cảng Việt Nam chỉ đạt được 600.000 tấn sản phẩm trong khi nhu cầu thực tể phải nhập ít nhất 1,2 triệu tấn, nguyên nhân do trước đây, Bộ tài nguyên Môi Trường có quy định chỉ những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất mới được nhập khẩu phép phế liệu. Hiện nay Bộ đã cho phép có thể nhập khẩu gián tiếp thông qua uỷ thác đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thương mại.
- Xét về mặt tổ chức nhận sự:
• Tổng nhu cầu lao động cho nhà máy sản xuất phôi thép 500.000 tấn/năm là 333 người:
+ Lao động gián tiếp: 66 người + Ban giám đốc: 4 người
+ Phòng tổ chức hành chính: 20 người + Phòng KH - kinh doanh - vật tư: 16 người + Phòng kế toán - tài chính: 6 người
+ Phòng kỹ thuật: 11 người + Phòng KCS: 9 người
+ Lao động trực tiếp: 267 người, trong đó
✓ Xưởng luyện thép và đúc: 97 người
✓ Xưởng cơ điện: 57 người
✓ Phân xưởng nguyên liệu: 85 người
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 42 TCDN K21
Sơ đồ 2: Mô hình quản lý nhà máy khi dự án đi vào hoạt động
Nhận xét: Mô hình tổ chức như trên phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Công ty khi dự án xây dựng hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh.
2.3.3 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
2.3.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư.
Căn cứ:
- Căn cứ theo dự án của Chủ đầu tư đưa ra;
- Căn cứ vào mức đầu tư của các dự án tương tự - Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm của Công ty thép Việt Ý;
- Căn cứ theo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị đã ký giữa Công ty và nhà cung cấp;
- Căn cứ vào lãi suất đề nghị áp dụng với khách hàng (lãi tiền Việt là: 1,1%/tháng, lãi tiền USD là 7.5%/năm, lãi tiền USD tính bằng tiền Việt – bao gồm cả trượt giá VND so với USD – dự tính bằng lãi tiền Việt là 1.1%/tháng)
Tổ thẩm định tạm chấp thuận tổng vốn đầu tư Khách hàng đưa ra làm cơ sở tính toán hiệu quả (do hiện nay Khách hàng chưa hoàn thiện xong thiết kế, dự toán chi tiết).
* Như vậy tổng mức đầu tư của dự án được xác định như sau:
Tổng Giám đốc PTGĐ - Kỹ thuật PTGĐ SX PTGĐ KD P. KT.CN.CĐ P.KCS PX. Cơ điện P. Kế toán P. KH-KD-VT Chủ tịch HĐQT P. TCHC PX. Động lực PX. CN
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 43 TCDN K21
Bảng 11: tổng vốn đầu tư của dự án
(Đơn vị tính: VND).
Tổng vốn đầu tư 1.081.057.538.000
Vốn đầu tư thiết bị 482,034,000,000 Vốn đầu tư xây lắp 178.000.000.000 Chi phí thuê đất 32.200.000.000 Vốn khác 54.057.479.000 Lãi vay trong quá trình xây dựng 51.353.670.000 Vốn lưu động 283.422.389.000
Toàn bộ vốn vay cố định, Công ty dự định vay trong 6 năm, trong đó ân hạn gốc và lãi trong 18 tháng xây dựng. Toàn bộ tiền lãi vay trong quá trình xây dựng được Công ty dự tính nhập gốc và trả nợ đều trong các năm hoạt động.
Như vậy, tổng nhu cầu vốn vay thời gian xây dựng (không bao gồm lãi vay) là: 558.344.605.000 VND
Nhu cầu vốn vay lưu động giai đoạn đầu đi vào sản xuất là: 198.395.672.000 VND.
2.3.3.2. Doanh thu và chi phí của dự án.
Dựa bảo bảng doanh thu của dự án, dự án hoạt động trong 10 năm, Trong nănm đầu công suất của dự án chiếm 60%, năm thứ 2: 70%, năm thứ 3: 90%, các năm còn lại dự án hoạt động với công suất 100%. Theo dự án thì giá bán sản phẩm là 8,636 triệu đồng/ tấn. Doanh thu hàng được thể hiện theo bẳng. Theo dự kiến doanh thu trung bình là 4218 tỷ.
So sánh định mức với nhà máy thép Việt có thể thấy định mức mà Công ty đưa ra là tương đương. Tuy nhiên định mức tiêu hao thép phế liệu của Công ty cao hơn nhưng không đáng kể.
- Nhận xét về doanh thu.
+ Giá bán của sản phẩm đưa vào tính toán trong dự án (đã bao gồm thuế VAT) theo dự án lựa chọn là: 9.500.000VND/Tấn.
+ Nếu so với giá phôi thép chào hàng của Trung Quốc từ 610 - 618 USD/tấn tương đương (9.760.000VND - 9.888.000VND/tấn) hiện nay thì giá bán dự tính của Công ty là thấp hơn. Theo đánh giá của tổ thẩm định mức giá trên có thể cạnh tranh được so với mức giá thị trường hiện hành.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Đỗ Anh Tuấn 44 TCDN K21
Bảng 12: Chi phí dự án.
Stt Nhu cầu vốn Tổng số tiền Vốn vay NH Vốn CSH
1 Chi phí đầu tư cố định (TL30:70) 797.635.149.000 558.344.605.000 239.290.545.000
Chi phí máy móc thiết bị 482.034.000.000 Chi phí xây dựng 178.000.000.000 Chi phí thuê đất 32.200.000.000 Chi phí cơ bản khác 21.045.779.000 Dự phòng phí (5%*(XL+TB)) 33.001.700.000 Chi phí lãi vay thời gian xây dựng 51.353.670.000
2 Chi phí lưu động (tỷ lệ 30:70) 283.422.389.000 198.395.672.000 85.026.717.000
Tổng cộng 1.081.057.538.000 756.740.277.000 324.317.261.000
Chi phí đầu tư cố định cho dự án: 797 tỷ 635 triệu đồng. Vốn