Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam ( trên cơ sở các số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh hà giang) (Trang 96 - 107)

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tƣ pháp

3.3.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Đề xuất xây dựng Đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ bậc học mầm non thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, đã được quy định trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Bộ Tư pháp cần chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương

binh và xã hội tiến hành biên soạn sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy và học tập phù hợp với từng cấp học, bậc học theo quy định: Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân; giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Nội dung cơ bản đã được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004, cụ thể là: Điều 22 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định, trẻ em không được làm những việc như “Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang” (khoản 1); “Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng” (khoản 2); “Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ” (khoản 3); “Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh” (khoản 4).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua việc làm rõ một số vấn đề lý luận tại Chương 1, sự thể hiện nội dung các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội tại Chương X của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành tại Chương 2. Đồng thời phân tích tình hình áp dụng chế tài đối với người chưa thành niên phạm tội tại tỉnh Hà Giang và tồn tại, bất cập trong công tác giải quyết vụ việc về người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân, cho thấy: các thẩm phán - những người có quyền lựa chọn và quyết định thường e ngại, không thích áp dụng các biện pháp này. Họ quyết định hình phạt tù và cho hưởng án treo nhiều hơn là miễn hình phạt và áp dụng biện pháp tư pháp.

Mặt khác qua nghiên cứu nhận thấy sự phát triển, bổ sung và đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành để làm cho các quyền này được thực hiện trên thực tế, theo đó một mặt BLHS phải xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, mặt khác cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội; do đó trong quá trình cải cách tư pháp người chưa thành niên, việc sửa đổi pháp luật hình sự phải đi đôi với sửa đổi pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan thì mới đảm bảo hệ thống pháp luật tư pháp toàn diện, đồng bộ, nhất là quy định liên quan đến xử lý hình sự đối với người chưa thành niên.

Trên cơ sở đó người viết đã có cơ sở đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về những nội dung áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam; từ đó đã đề xuất, kiến

nghị sửa đổi, bổ sung một số quy phạm về các biện pháp tư pháp tại Chương XII của BLHS (sửa đổi 2015) theo tăng cường hướng bảo vệ quyền con người và áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, như: bổ sung hình thức “Tham gia lao động giáo dục với hình thức phù hợp” vào Mục C và thay đổi tên gọi của Mục là các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đề xuất hợp nhất các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong Luật Xử lý vi phạm hành chính với “Các biện pháp tư pháp và “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định ở BLHS (sửa đổi 2015), đề xuất xây dựng Luật tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội (hoặc Luật tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội), để kết nối quy định từ hành chính đến hình sự, bảo đảm việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội theo đúng trình tự, thủ tục, không chồng chéo hay mâu thuẫn trong quá trình áp dụng; đồng thời kiến nghị xây dựng Đề án đào tạo nghề và giới thiệu việc làm và xây dựng Đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ bậc học mầm non thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu, đòi hỏi về hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự được sửa đổi, bổ sung theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

KẾT LUẬN

1. Hoàn thiện các chính sách pháp luật, trong đó có hoàn thiện chính sách hình sự là nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu trong chiến lược cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xác định đường lối xử lý người phạm tội đảm bảo tính nhân văn và bảo vệ quyền con người của nước ta phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và xu thế hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng; việc nghiên cứu xác định đường lối xử lý người phạm tội phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, tính hướng thiện, tính nhân đạo và bảo vệ quyền con người có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ, cho dù họ tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại hay là chủ thể của tội phạm. Chính sách này của Nhà nước ta thể hiện rõ và nhất quán, đồng thời cũng phù hợp với Công ước quốc tế của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam đã ký kết.

3. Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội chứ không nhằm mục đích trừng trị. Không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi nó thực sự cần thiết và xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhằm giáo dục, giúp đỡ họ nhận ra sai lầm và sửa chữa để phát triển thành công dân tốt, bởi nếu khi áp dụng hình phạt với họ chỉ nhằm trừng trị mà không cải tạo, giáo dục họ thì khi chấp hành xong

hình phạt, khả năng tái phạm cao, lúc đó chúng ta không đạt được mục đích cảm hóa, phòng ngừa.

4. Dành lợi ích tốt nhất để trẻ em được hưởng và thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức để trẻ em chuẩn bị đầy đủ hành trang của một chủ nhân tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đó không chỉ thể hiện tình cảm và đạo lý, mà là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, công dân và toàn xã hội.

5. Do vậy, theo tác giả luận văn này, muốn đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên hiệu quả, thì phải tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh loại tội phạm này, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm chưa thành niên phát sinh cũng giống như người thầy thuốc, muốn chữa hết bệnh cho bệnh nhân phải tìm được đúng bệnh và áp dụng đúng phác đồ điều trị. Vì vậy, tác giả cho rằng trong thời gian sắp tới, các cơ quan, đoàn thể và toàn xã hội cần nâng cao hơn nữa ý thức về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng như tăng cường việc áp dụng các biện pháp tư pháp bên cạnh hình phạt với đối tượng này.

6. Các giải pháp mà luận văn đưa ra bao gồm cả việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật và cả các giải pháp tạo điều kiện thực thi các quy định về biện pháp tư pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội trên thực tế. Để việc áp dụng các biện pháp này có hiệu quả, những giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Hoài Bảo (2014), Một số giải pháp phòng chống tội phạm do người

chưa thành niên thực hiện, Tạp chí Kiểm sát, (số 14).

2. Nguyễn Lai Bình (2012), Vai trò của Nhà trường trong phòng ngừa tội

phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Tạp

chí Kiểm sát, (số 09).

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1960), Chỉ thị số

197/CT - TƯ ngày 19/3/1960 về đường lối cơ bản đấu tranh với người

chưa thành niên phạm tội.

4. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

5. Bộ Tư pháp - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, UNICEF Việt Nam (2012),

Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người

chưa thành niên và thực tiễn thi hành, NXB Tư pháp, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, UNICEF Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi

phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.

7. Lê Cảm - Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội, những khía cạnh pháp lý hình sự, Tạp chí Tòa án

nhân dân, (số 22).

8. Lê Cảm - Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội, những khía cạnh pháp lý hình sự, Tạp chí Tòa án

9. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 13).

10. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng

pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 14).

11. Lê Cảm (2005), “Sách chuyên khảo sau đại học”, Những vấn đề cơ bản

trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Lưu Ngọc Cảnh (2010), Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ

sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sỹ,

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Kiên Cường (2006), Pháp luật của tiểu bang Victoria, Australia

đối với trẻ em phạm tội, Tạp chí Viện khoa học Kiểm sát, (số 4).

14. Cục thống kê Hà Giang (2015), Niên giám thống kê 2014, Hà Giang. 15. Chính phủ (2012), Nghị định số 10/2012-NĐ-CP ngày 17/02/2012 Quy

định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.

16. Trần Văn Dũng (2005), Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Tạp chí Toà án nhân dân, (số 22).

17. Trần Văn Dũng (2003), Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại

học Luật Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư

19. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

21. Nguyễn Đình Gấm (2002), Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị

thành niên, Tạp chí tâm lý học, (số 5).

22. Phạm Minh Hạc (1992), Tâm lý học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

23. Hoàng Việt luật lệ (1998), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

24. Hội đồng Chính phủ (1975), Quyết định số 164 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ trật tự trị an ở các tỉnh, thành phố ngày 11/11/1967, Hệ thống hóa luật lệ về hình sự tập I(1945-1979), Trong tập

Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội - 1975.

25. Hồng Phong Minh (2014), Thành lập “Tòa Gia đình và người chưa thành niên”-một phương thức thực hiện nguyên tắc hiến định và đáp ứng

yêu cầu thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 09).

26. Lê Triều hình luật (Nguyễn Quang Thắng dịch), NXB. Văn hóa-thông

tin, 1998, Hà Nội.

27. Liên hợp Quốc (1948), Tuyên bố toàn cầu về Quyền con người, (United Nations (1948) The Universal Declaration of Human Rights.

28. Liên hợp Quốc (1966), Công ước các quyền dân sự và chính trị,( United Nations (1966) The International Convenant on Civil and Political Rights).

29. Liên hợp Quốc (1985), Quy tắc Bắc Kinh, (United Nations (1985)

Standard Minimum Rules for Administration of Juvenile Justice).

31. Liên hợp Quốc (1990), Quy tắc Havana, (United Nations (1990) United Nations Rules for the Protection of Juveniles Deprived for their Liberty.

32. Liên hợp Quốc (1997), Hướng dẫn về Làm việc với trẻ em trong hệ thống tư

pháp hình sự, (United Nations Economic and Social Council (1997)

Guidelines for Action on Children in the Criminal Justice System).

33. Nguyễn Đức Mai (2014), Các yêu cầu đặt ra đối với việc thành lập Tòa

án người chưa thành niên, Tạp chí Tòa án, (số 16).

34. TS. Dương Tuyết Miên (2006), Quyết định hình phạt trong Hoàng Việt

luật lệ, Tạp chí Luật học, (số 11).

35. Lê Minh (2015), xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tư pháp người chưa

thành niên, tạp chí Giáo dục thời đại, 2013, Hà Nội.

36. Phạm Thị Thanh Nga (2014), Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với người chưa thành

niên phạm tội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 18 (274).

37. Nguyễn Thị Tố Nga (2011), Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với

người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự,

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật-Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Lại Viết Quang (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích do người chưa thành

niên gây ra, Tạp chí Kiểm sát, (số 05).

39. ThS. Vũ Thị Thu Quyên (2012), Quyền của người chưa thành niên

phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Báo Tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam ( trên cơ sở các số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh hà giang) (Trang 96 - 107)