Đối với việc áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam ( trên cơ sở các số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh hà giang) (Trang 84 - 86)

1) Nguồn lực để thực hiện công tác này còn rất hạn chế. Cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa có trình độ không đồng đều, kiến thức và kỹ năng trong cảm hóa, giáo dục còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện biện pháp này.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về chế độ, chính sách cho người được phân công làm công tác quản lý, giáo dục tại các trường giáo dưỡng.

Điều kiện cơ sở vật chất của hầu hết các trường giáo dưỡng còn nhiều khó khăn, đầu tư kinh phí cho ăn, ở, sinh hoạt, giáo dục, học tập, dạy nghề, y

tế…nhìn chung còn thấp so với mức sống chung của xã hội [54,tr.9]. Đây là

vấn đề cần được xem xét, giải quyết để có cơ chế pháp luật và những điều kiện bảo đảm để duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường giáo dưỡng, phù hợp với mục tiêu giáo dục, phòng ngừa, cảm hóa người vi phạm pháp luật nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng.

Giáo viên trường giáo dưỡng cần nhận được sự đãi ngộ tốt hơn. Hoàn cảnh của những người làm công tác giáo dục, quản lý tại những ngôi trường này hết sức đặc biệt, vốn không trong trẻo như những ngôi trường cấp 2, cấp 3 mà chúng ta biết. Bởi vì đối tượng được giáo dục tại nơi đây không chỉ bao gồm những người chưa thành niên phạm tội được xử lý theo thủ tục tư pháp mà còn tất cả những đối tượng bị áp dụng biện pháp này theo thủ tục xử lý hành chính. Học sinh tại ngôi trường này, có người đã vi phạm pháp luật nhiều lần, có người do nhận thức hạn chế, lười lao động nên cờ bạc, nghiện ngập, nhiều người còn nhiễm HIV/AIDS. Những đối tượng này thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, tìm cách chống phá nên việc quản lý, giáo dục, phòng ngừa gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì thế, các cán bộ, giáo viên công tác tại các trường giáo dưỡng cần có sự đãi ngộ cao hơn để họ yên tâm công tác, phục vụ có tâm huyết sự nghiệp cảm hóa, giáo dục những người phạm tội.

2) “Hậu” áp dụng biện pháp tư pháp còn nhiều bất cập.

Qua thực tiễn áp dụng cả hai biện pháp tư pháp cho thấy việc tái hòa nhập của người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề phức tạp. Vấn đề này cần có sự quan tâm, tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân.

Tại các trường giáo dưỡng, các em chỉ được học văn hóa, học nghề mà chưa có chương trình đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng hoặc các chương trình tham vấn, tư vấn, định hướng cho các em. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng sau khi các em ra khỏi trường giáo dưỡng đã được pháp luật ghi nhận, nhưng mới chỉ dừng lại ở tầm chủ trương, chính sách chung, chưa có các chương trình, đề án cụ thể để thực hiện. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đối tượng chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực trạng

này là đa số đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn cũng như văn hóa thấp, nhận thức về xã hội còn hạn chế, điều đó quyết định lớn đến hành vi của các đối tượng. Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan như nhiều cơ quan, doanh nghiệp còn ngần ngại trong việc tiếp nhận những đối tượng như vậy là một trở ngại rất lớn.

Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau khi áp dụng xong biện pháp này, nhiều đối tượng cũng không có định hướng về công việc. Thậm chí, sau khi không bị giám sát, giáo dục, các đối tượng lại càng dễ bị lôi kéo, rủ rê, dẫn đến tái phạm.

Chính vì thế khi trở về cộng đồng thường không có nghề nghiệp, việc làm ổn định nên hiệu quả của việc giáo dục, cải tạo hạn chế, khả năng tái

phạm diễn ra nhiều [5,tr.107,108].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam ( trên cơ sở các số liệu thực tiễn của địa bàn tỉnh hà giang) (Trang 84 - 86)