4.2.1.3. Thực trạng xử lý, tái chế rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bắc sơn.
Hiện nay có 3 phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là: Công nghệ chôn lấp, công nghệ đốt, công nghệ hóa rắn làm phân hữu cơ. Tùy từng điều kiện từng vùng và thành phần rác mà người ta lựa chọn phương pháp phù hợp. Nhưng chủ yếu là công nghệ chôn lấp.
Thị trấn đã có một khu chứa rác thải tại xã Đồng Ý. Địa điểm chưa rác thải cách khu dân cư gần 2km. Công nghệ chủ yếu là phương pháp chôn lấp.Mỗi đợt chôn lấp rác thải, công nhân vệ sinh môi trường đều rắc vôi bột, phun thuốc diệt ruồi nhằm hạn chế mầm bệnh có thể phát. Nơi tập trung rác có diện tích khoảng 2 ha, mỗi ngày lượng rác thải của thị trấn khoảng hơn 8 đến 10 tấn. Các công trình như trạm trung chuyển rác của thị trấn chưa được đầu tư nên khi vận chuyển rác phải mất nhiều thời gian đi lại, không có lò đốt nên rất khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường không khí, bị ảnh hưởng nặng nhất.
30
Chính vì không có các biện pháp đốt hay thu gom, tái chế nên rác chủ yếu được rắc vôi bột, phun thuốc diệt ruồi chôn lấp.
Ở thị trấn Bắc Sơn hoạt động tái chế rác thải sinh hoạt còn chưa có hoặc có nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, chỉ có những hoạt động là khi xe chở rác đến bãi bác thì có người dân gần khu vực phân loại, thu gom phế liệu, chưa có cơ sở tái chế rác thải được đăng kí trên văn bản hay giấy tờ.
4.2.2. Tình hình thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn
Giá thu phí vệ sinh môi trường của hợp tác xã môi trường và du lịch thương mại Minh Đức có bảng giá riêng trong quyết định được tỉnh phê duyệt.
Công tác thu phí của hợp tác xã môi trường và du lịch thương mại Minh Đức thu phí 16.000 đồng/tháng, còn đối với các xưởng sản xuất, khách sạn, trường học, cửa hàng kinh doanh thì có các mức thu phí khác nhau. Gần như 100% đối tượng được thu gom rác nộp phí đầy đủ, không gây khó khăn cho Hợp tác Xã, và được các cơ quan, nhà trường, hộ gia đình ủng hộ về mức thu phí.
31
Bảng 4.6: Mức thu phí vệ sinh môi trường bình quân trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn
TT Đối tượng được thu gom Đơn vị tính Mức thu
(đồng)
1 Cá nhân, hộ gia đình (Không sản xuất kinh doanh): đồng/hộ/
tháng 16.000
2
Hộ kinh doanh, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các cơ quan HCSN, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp, các công ty, hợp tác xã
Nt
- Đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ có mức Môn bài bậc V, bậc VI
đồng/hộ/
tháng 30.000
- Đối với hộ KD hàng ăn, buôn bán có mức Môn
bài từ bậc I đến bậc IV Nt 40.000
- Đối với trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các cơ quan HCSN, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp, các công ty, hợp tác xã
Nt
+ Đơn vị dưới 30 ng ười đồng/đơn vị/
tháng 40.000
+ Đơn vị có từ 30 người đến dưới 50 người Nt 60.000
+ Đơn vị có từ trên 50 người Nt 120.000
3 Đối với các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng kinh doanh hàng ăn uống, nhà nghỉ
đồng/cơ
sở/tháng 120.000
4 Đối với các bệnh viện, chợ, bến xe đồng/cơ
sở/tháng 300.000 5 Đối với các công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa đồng/ m3 rác 50.000
32
Có bảng giá riêng trong quyết định được tỉnh phê duyệt.
4.2.3. Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bắc Sơn
Cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác bảo về môi trường, nguồn phát sinh rác thải từ hoạt động của con người. Do đó, để công tác vận chuyển, thu gom, xử lý thải thải được tốt, có hiểu quả thì cần có sự chung tay đóng góp của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thị trấn nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác, vận chuyển, xử lý rác. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những người dân tại thị trấn Bắc Sơn với số lượng 30 phiếu và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.7: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường
TT Nội dung Kết quả Tỷ lệ
(%)
1 Theo dõi thông tin qua đài, ti vi… 30/30 100,0 2 Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 25/30 83,0 3 Ý kiến về mức phí hợp lí thu gom rác thải 28/30 93,0
4 Ý kiến cho rằng thu gom tốt 18/30 60,0
5 Số hộ ít quan tâm đến đến các vấn đề môi trường 0/30 0
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018)
- 30/30 hộ thường xuyên theo dõi thông tin bảo vệ môi trường qua đài, ti vi…
- Có 25/30 ,được thu gom theo hợp đồng dịch vụ trong khi đó 5/30 hộ lại sử dụng biện pháp khác hộ xử lý bằng biện pháp đốt
- 28/30 hộ cho rằng mức phí thu gom rác là hợp lý, bên cạnh đó 2/30 hộ cho rằng mức phí thu gom hiện tại là 16.000đ/1 tháng là hơi thấp. Nên tăng phí
33
lên để cải thiện công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thị trấn trong sạch hơn.
- Ý kiến cho rằng việc thu gom là tốt chiếm 18/30, và 12/30 hộ cho rằng ngõ xóm không quét dọn thường xuyên.
- Bên cạnh đó số hộ không quan tâm đến môi trường là 0/30 phiếu
Từ kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm của người dân đến môi trường là khá tốt, nhiều hộ gia đình còn có ý thức tiết kiệm và tận dụng những vật dụng thiết yếu để sử dụng lại, ý thức của người dân về bảo vệ môi rường được tăng lên qua việc họ thường xuyên theo dõi các thông tin trên tivi, báo, đài. Rất nhiều hộ quan tâm đến đời sống của công nhân thu gom rác và họ ý thức được đây là một nghề khá vất vả và độc hại. Do đó, để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa thì thị trấn Bắc Sơn cần tăng cường hơn việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường. Để môi trường ngày càng trong sạch hơn.
4.3. Đề xuất giải pháp cho công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bắc Sơn thị trấn Bắc Sơn
4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lí CTR sinh hoạt trên địa bàn xử lí CTR sinh hoạt trên địa bàn
4.3.1.1. Thuận lợi
Với địa hình có đường giao thông được mở ra ở rất nhiều ngõ ngách trong thị trấn nên xe thu gom rác có thể vận chuyển dễ dàng mà không mất nhiều thời gian, công sức.
Chính quyền địa phương quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo.
Đội ngũ nhân công lao động chăm chỉ, nhanh nhẹn, tháo vát, kỷ luật tốt.
4.3.1.2. Khó khăn
- Về tài chính: Để đầu tư vào công trình quản lý, xử lý, thu gom, vận chuyển rác thải cần chi phí lớn.
34
- Về ý thức: Một số người có ý thức chưa cao, vứt rác bừa bãi, khó khăn trong việc thu gom rác .
- Kiến thức: Người dân chưa có kiến thức về việc phân loại rác thải. - Bãi rác có diện tích nhỏ, xây dựng chưa đúng tiêu chuẩn.
- Các loại dụng cụ, công cụ, phương tiện vận chuyển, thu gom còn thô sơ nên hiệu quả chưa cao.
4.3.2. Một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bắc Sơn
4.3.2.1. Giải pháp giảm thiểu rác thải sinh hoạt
- Hạn chế sử dụng các loại túi nilon, thay vào đó nên sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, có khả năng dễ phân hủy.
- Tái sử dụng các loại vật liệu như: Gỗ, giấy, kim loại, vật liệu xây dựng. Đặc biệt là các loại rác hữu cơ như rơm, rạ, lá cây…
- Đối với từng loại rác cần phải được phân loại và có cách xử lý riêng:
+ Đối với rác thải sinh hoạt sử dụng phương pháp chôn lấp hoặc ủ làm phân bón.
+ Đối với rác thải y tế cần phải loại bỏ bằng phương pháp sử dụng lò đốt rác thải nguy hại.
4.3.2.2. Giải pháp về chính sách pháp luật
- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia thường xuyên thu gom và tiêu hủy rác thải sinh hoạt để giảm áp lực cho các cơ quan nhà nước, cơ quan thực hiện dịch vụ môi trường.
- Hoàn thiện quy định quản lý rác thải sinh hoạt theo hướng tạo thuận lợi cho ban quan lý tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm tái chế và sản xuất từ rác thải có mặt trên thị trường và được sử dụng rộng rãi.
35
4.3.2.3. Giải pháp về công nghệ, kĩ thuật
Các công nghệ xử lý rác thải ở đây cần phải đạt tiêu chuẩn và áp dụng công nghệ xử lý theo phương pháp 3R (Giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế).
- Trang bị thêm xe đẩy tay, xe chuyên dụng để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn.
+ Cần phải đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển theo công nghệ tiên tiến như máy kéo xe, xe tải, xe ép,… nhằm cải thiện công tác thu gom, giảm chi phí, tăng tần suất và mở rộng địa bàn thu gom.
+ Nhập các xe chở rác loại nhỏ để thu gom rác từ nhà dân và các khu phố hẹp.
- Quy hoạch bãi rác và xây dựng bãi rác đúng tiêu chuẩn.
4.3.2.4. Giải pháp về đào tạo
- Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật. Có chế độ trợ cấp, khen thưởng đối với công nhân làm việc có hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý rác thải sinh hoạt cho các cán bộ chính quyền.
- Cần phải kết hợp và xen cài giáo dục môi trường trong các buổi họp của thi trấn nhằm đưa ra các thông tin về vấn đề môi trường tới cộng đồng được đầy đủ hơn.
- Cần đưa vào chương trình ở các cấp học về nội dụng bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức về trách nhiêm, nghĩa vụ qua đó bồi dưỡng các em trở thành tình nguyện viên vận động trong gia đình và khối xóm cùng thực hiện.
4.3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục cộng đồng
- Vận động người dân trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong các cơ quan và nhà trường, người dân nhằm nâng cao nhận thức người dân.
36
- Tại địa phương, thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường bằng hình thức tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
- Treo các băng rôn, khẩu hiệu nhằm phát động chương trình Xanh – Sạch – đẹp tại địa phương.
- Trong nhà trường thường xuyên phát động phong trào bảo vệ môi trường, bằng các hình thức tổng vệ sinh nhà trường cũng như ngoài đường, phố, đội trường tích cực tổ chức các cuộc thi mang tính chất bảo vệ môi trường.
- Giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác bừa bãi. Ngoài tham gia tuyên truyền, cần phải hướng dẫn người dân cùng xây dựng ý thức tự quản tại chính những con đường, khu phố của thị trấn. Vào những ngày lễ tết và ngày nghỉ các tổ tự quản cùng nhau tham gia quét dọn đường phố, thu gom rác thải sinh hoạt và tập kết rác đúng nơi quy định.
37
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Thị trấn Bắc Sơn có vị trí thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên đó cũng là nguyên nhân tạo áp lực lớn đối với môi trường. Vì vậy, quản lý và xử lý rác thải là vấn đề rất được quan tâm.
2. Hiện trạng môi trường của thị trấn Bắc Sơn còn khá tốt. Vấn đề cần quan tâm và giải quyết là chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn. Ta thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày của thị trấn tương đối lớn.
3. Hợp tác xã môi trường và dịch vụ thương mại Minh Đức chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Tỷ lệ thu gom đạt khoảng 88%. Lượng rác còn lại do dân tự đốt, tự chôn hoặc hoặc thải tự do ra môi trường.
4. Thành phần các rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ, chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, sau hữu cơ là nhựa và túi nilon chiếm tỉ lệ tương đối 34,5% 5. Lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn phát sinh từ các hộ gia đình, rác cơ quan công sở, quét đường không đáng kể chí có 5,25% rác chợ chỉ chiếm 9,16%. Trong đó nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ gia đình chiếm khoảng 85,59$
6. Mức xả thải trung bình là 0,66%
7. Đối với công tác quản lý CTRSH còn chưa chặt chẽ, các cơ quan quản lý hiện nay vẫn chưa có kế hoạch cải thiện công tác quản lý CTR, chưa có nơi nào thực hiện việc phân loại CTR tại nguồn.
38
8. Phương pháp xử lý rác chủ yếu là chôn lấp tại bãi rác thải Lân Tắng, xã Đồng Ý.
5.2. Kiến nghị
Trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng môi trường trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn. Tôi xin có một vài ý kiến cho môi trường của thị trấn như sau:
- Đối với công tác thu gom rác thải cần đầu tư kinh phí nâng cấp thu gom – vận chuyển. Trang thiết bị quần áo bảo hộ lao động cho công nhân vệ sinh môi trường. Tăng cường số xe thu gom để chứa hết lượng rác phát sinh, tránh tình trạng thiếu xe phải đổ rác xuống nền đất bãi tập kết để lấy xe đẩy tiếp tục đi chuyến khác.
- Quy hoạch bãi rác đúng tiêu chuẩn.
- Trình độ nhận thức của người dân chưa cao. Vì vậy chúng ta nên tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Tăng cường giáo dục cộng đồng trên các thông tin đại chúng: Đài phát thanh của thị trấn vào câc buổi chiều nên quan tâm nhiều hơn về vấn đề môi trường.
- Đối với công tác quản lý: Mức thu phí vệ sinh môi trường hiện nay là hơi thấp với sự phát triển của thị trấn cho nên cần tăng mức phí cho phù hợp để cho môi trường thị trấn tốt hơn. Cơ quan quản lý và nhân dân có sự quan tâm hơn nữa đến công nhân thu gom rác bằng việc đóng phí đầy đủ và tăng lương cho công nhân.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn.
2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và Quản lý môi trường NXB Thống kê Hà Nội.
3. Cục bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia2006, Hà Nội.
4. Dự án (2008), “ Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới” Cục Bảo
vệ môi trường.
5. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.
6. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “ Xã hôi hóa công tác bảo vệ môi