Giai đoạn từ 1996

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 42 - 43)

Ngày 28 tháng 10 năm 1995 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự và Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 1996, thay thế các văn bản pháp luật đã được đề cập ở trên. Bộ luật với một chương riêng về sở hữu công nghiệp (chương II, phần 6), đã xác lập khung pháp lý cơ bản và toàn diện nhằm bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, trong đó có thỏa ước Madrid. Điều 837 của Bộ luật Dân sự đã ghi nhận nguyên tắc chung đó là: "bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngồi đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ" trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia.

Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, Việt Nam đã ban hành những văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự trong đó có các quy định cụ thể

liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu theo hướng phù hợp với Công ước Paris và Thỏa ước Madrid. Những văn bản pháp luật đó chủ yếu bao gồm Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định 06/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01-02-2001 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP và Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31-12-1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)