Tạo tiền đề thúc đẩy mạnh hơn hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)

kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp tạo lập và giữ vững thị trường xuất khẩu, đưa đến một hoạt động kinh doanh ổn định mang tính lâu dài cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc tạo dựng uy tín trên một thị trường mới lạ khơng phải là điều dễ dàng. Nếu như tại thị trường nội địa, người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm chứng sản phẩm của các nhà sản xuất trong nhờ các thông tin minh bạch của quốc gia thì ở thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp được đặt vị trí của một trong các quốc gia xuất khẩu vào thị trường đó. Người tiêu dùng khơng khỏi hoài nghi về chất lượng cũng như đặc tính của sản phẩm, bên cạnh sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu khác, đặc biệt với các thị trường khó tính như Mỹ hay Châu Âu. Việc tạo dựng một nhãn hiệu hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu để được bảo hộ sẽ tạo nên uy tín của hàng hóa và hệ quả tất yếu là uy tín của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng tức là họ đã gây dựng được niềm tin đối với các đối tác nước ngoài. Mong muốn của các doanh nghiệp nước ngoài được làm việc lâu dài với các doanh nghiệp

Việt Nam sẽ khơng cịn là xa vời. Đó là bước đi mang tính bền vững cho hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Có thể nói, gia nhập WTO đồng nghĩa đã đến lúc doanh nghiệp cần nghiêm túc nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngồi, vì hội nhập là cơ hội chiếm dụng tài sản sở hữu trí tuệ của nhau kể cả những đối tác làm ăn lâu năm. Việc chiếm đoạt nhãn hiệu của nhau ở nước ngoài là việc thường xuyên xảy ra trên bình diện quốc tế. Khi nhãn hiệu khơng được đăng ký kịp thời ra nước ngoài mà để cho người khác chiếm đoạt mất thì hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh chịu là hết sức nặng nề. Nếu hàng hóa vẫn chưa được xuất vào thị trường thì việc xuất hàng sẽ khơng thực hiện được, còn nếu việc xuất khẩu đã được thực hiện thì đó được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chính nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp. Để tiếp tục xuất khẩu, doanh nghiệp buộc phải thay thế nhãn hiệu và mất một khoản chi phí tiếp thị mới. Trường hợp hàng đã xuất vào thị trường đó thì người bị chiếm đoạt nhãn hiệu có thể yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hóa nhập khẩu có thể bị bắt giữ, chủ hàng bị xử phạt. Nếu nhãn hiệu bị chiếm đoạt ở những nước tiếp giáp với Việt Nam thì có nguy cơ người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để xuất hàng giả vào chính thị trường Việt Nam. Như vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngồi cần được coi trọng, là vấn đề cấp thiết hàng đầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)