mạnh còn kém hiệu quả ở nước ta hiện nay
Sau khi Luật Cạnh tranh ra đời, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản để triển khai thực hiện, như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 quy định quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh… Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa thực sự hiệu quả và đi vào đời sống kinh doanh, nhiều vấn đề cịn tỏ ra bất cập. Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh vẫn diễn ra khá phổ biến trên thị trường, nhưng việc phát hiện và xử lý còn hạn chế. Các chế tài vẫn chưa đủ sức mạnh để răn đe, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Có thể thấy sự hạn chế đó xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
* Thứ nhất, các quy định làm cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thiếu thống nhất, chặt chẽ và toàn diện.
Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật, với sự kết hợp điều chỉnh của nhiều hình thức chế tài khác nhau. Tuy nhiên, khác với pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế phát triển, các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam còn rất khái quát, chưa cụ thể hoá đối với từng hành vi vi phạm, do đó khi thực hiện phải viện dẫn quá nhiều văn bản dưới luật hoặc viện dẫn đến một văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
Các quy định hiện hành liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý vi phạm nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật, Nghị định…), thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu tính liên kết và thống nhất. Luật Cạnh tranh là văn bản gốc điều chỉnh hành vi cạnh tranh nhưng các quy định chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc. Khi áp dụng trong thực tiễn, phải có các văn bản hướng dẫn, nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý các hành vi vi phạm. Như vậy, các chế tài còn thiếu sự đồng bộ, chưa được tập hợp trong một văn bản pháp lý riêng biệt và có giá trị pháp lý cao để đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời và tránh chồng chéo.
Các quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, trong đó có chế tài đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh cịn nặng về quản lý hành chính, đảm bảo trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, chứ chưa thật sự nhằm mục đích xây dựng một mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và có cơ chế đảm bảo thực hiện. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là chế tài hành chính như phạt vi phạm và một số chế tài bổ sung. Chế tài bồi thường thiệt hại không được quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh và cũng khơng có sự viện dẫn rõ ràng việc áp dụng cụ thể văn bản pháp luật nào. Để cụ thể hoá quy định tại Điều 117 của Luật Cạnh tranh liên quan đến trách
nhiệm bồi thường, Điều 6 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, đã có quy định. Nhưng quy định đó cũng chỉ mang tính chung chung, tuy đã có dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật dân sự. Luật Cạnh tranh là văn bản pháp luật mang tính nguyên tắc, nhưng chế tài bồi thường dân sự lại khơng được quy định cụ thể, vì thế trong q trình thực hiện sẽ rất khó đạt được sự thống nhất.
Hai nhóm quy định về hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ tuy đã có sự liên kết nhưng vẫn chưa ăn khớp và đồng bộ. Ví dụ, tại Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh". Nhưng khi xảy ra hành vi "sử
dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đại lý" và hành vi "đăng ký
tên miền" nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh thì hồn tồn khơng có
chế tài để xử lý vì Luật Cạnh tranh khơng có quy định về các dạng hành vi này. Còn nhiều quy định mang tính định tính, khó nhận diện, gây khó khăn cho việc nhận thức, tìm hiểu và vận dụng pháp luật cạnh tranh trong thực tế. Ví dụ, theo quy định tại Điều 44 của Luật Cạnh tranh, có thể hiểu hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Cách giải thích đó rất khó nhận diện hành vi vi phạm, vì khơng mơ tả cụ thể về đặc điểm và biểu hiện của hành vi, mà chủ yếu là nêu lên hậu quả cuối cùng của hành vi, đó là "cản trở" hoặc "làm gián đoạn" hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ.
* Thứ hai, còn thiếu những quy định cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong trong một số lĩnh vực nhất định và các chế tài xử lý các hành vi đó.
Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện phổ biến trong hoạt động thương mại trên thị trường Việt Nam và thế giới, nhưng chưa
có quy định điều chỉnh và vì thế chưa có chế tài áp dụng, như hành vi trì hỗn thanh tốn nợ nhằm gây khó khăn, cản trở cho hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Khi Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung (năm 2009) thì trong lĩnh vực thương mại điện tử, tuy đã có một số văn bản điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chống các hành vi gian lận nhưng các quy định đó mới chỉ hỗ trợ cho việc định danh, định tội, chứ chưa giúp định khung hình phạt đối với tội phạm trên mơi trường mạng. Do đó, khi xử lý hành vi, các cơ quan chức năng vẫn khó áp dụng chế tài cho chủ thể vi phạm ngay cả khi đối tượng và hành vi đã được kết luận. Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã góp phần hình thành khung chế tài cụ thể và có tác dụng răn đe đối với những hành vi gian lận, lừa đảo hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Tại Điều 39 của Luật Cạnh tranh, đã quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liệt kê các dạng hành vi cụ thể có thể gặp trong thực tế cạnh tranh, nhưng tại Khoản 10 của điều luật lại nêu một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được định danh cụ thể mà viện dẫn tiêu chí tại Khoản 4, Điều 3 để nhận diện, đó là "các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh khác". Như vậy, trong thực tế thực hiện pháp luật, khi phát hiện
một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện trên thị trường, nhưng không thuộc các hành vi đã được định danh tại Điều 39, thì việc áp dụng chế tài xử lý sẽ gặp khó khăn. Trong lĩnh vực viễn thông, thể chế pháp lý về cạnh tranh cũng chưa hoàn chỉnh, các vấn đề nảy sinh địi hỏi sự tham gia tích cực của các cơ quan lập pháp, lập quy để thúc đẩy cạnh tranh, kiểm sốt cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cũng thiếu những quy định hướng dẫn thi hành hoạt động cạnh tranh…
Trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp, cịn thiếu các quy định điều chỉnh đối với từng lĩnh vực cạnh tranh, chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể xảy ra trong thực tế. Chẳng hạn, trường hợp chủ thể quyền đặt hàng sản xuất với một số lượng hàng hoá xác định, nhưng nhà sản
xuất cố ý làm ra hàng hoá với số lượng nhiều hơn so với đặt hàng, sau đó bán số lượng hàng hoá dơi dư đó trên thị trường. Nếu nhà sản xuất là doanh nghiệp ở nước ngồi thì thiệt hại sẽ nghiêm trọng hơn khi số hàng hố đó được bán ở thị trường nước ngồi hoặc xuất khẩu trở lại thị trường của chủ thể quyền. Hành vi đó là hành vi vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ vì hàng hố có chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ. Nếu hành vi này xảy ra, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa có chế tài để xử lý.
Đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có dấu hiệu của tội phạm nhưng nếu đối tượng xâm phạm là dịch vụ thì khơng thể xử lý bằng các chế tài hình sự. Bộ luật Hình sự hiện hành khơng có quy định các tội danh có đối tượng xâm phạm là dịch vụ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng rất nhiều hành vi cung cấp dịch vụ kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp nhưng nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật hình sự. Chẳng hạn như các dịch vụ khuyến mại gian dối; các dịch vụ giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, giáo dục, y tế… khơng đảm bảo chất lượng. Để xử lý hình sự các hành vi này thì phải có căn cứ pháp lý, nhưng tội làm hàng giả được quy định trong Bộ luật Hình sự vẫn chỉ giới hạn ở các loại hàng hố thơng thường. Các hành vi ép buộc, quấy rối người tiêu dùng cũng chưa được tội phạm hố nên việc xử lý bằng các chế tài hình sự là khơng thể thực hiện.
Ngồi ra, vẫn còn thiếu các quy phạm xung đột để phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong trường hợp có sự chồng lấn giữa pháp luật cạnh tranh không lành mạnh với các lĩnh vực pháp luật khác.
* Thứ ba, chế tài còn lỏng lẻo, mức xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Theo quy định của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chỉ là 100 triệu đồng. Ngồi ra, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, so với những khoản thu được từ thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thì mức phạt đó khơng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng chịu phạt để thực hiện hành vi chơi xấu đối thủ cạnh tranh. Nếu so sánh giữa mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải chịu so với những thiệt hại mà doanh nghiệp đó gây ra cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng và xã hội thì vẫn chưa thỏa đáng.
Những năm gần đây, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả, vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ… có xu hướng tăng, đặc biệt là tình trạng hàng giả nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đó khó có thể giải quyết được vì sự chồng chéo, thiếu đồng bộ từ chính sách phòng chống và các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo. Pháp luật quy định làm hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng định nghĩa thế nào là hàng giả cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Chế tài thiếu nghiêm khắc đã vơ hình hậu thuẫn cho các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Tại Mỹ, các vi phạm nhãn hiệu hàng hố có thể bị phạt tới 2 triệu USD và phạt tù từ 5 đến 10 năm, ăn cắp bí mật thương mại có thể bị phạt tới 5 triệu USD và 10 năm tù… Trong khi tại Việt Nam, các vi phạm chỉ mới dừng lại ở mức phạt hành chính, chế tài chưa đủ sức răn đe, vấn đề bồi thường thiệt hại và các khía cạnh hình sự, dân sự khác cũng rất khó xử lý. Tình trạng hành chính hố các vi phạm về cạnh tranh đã làm giảm hiệu quả phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này.
* Thứ tư, hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh còn thấp.
Pháp luật cạnh tranh có nhiều quy định thiếu rõ ràng cả về đối tượng, phạm vi áp dụng, đến việc chứng minh yếu tố lỗi, xác định thiệt hại, phân định ranh giới với các lĩnh vực pháp luật khác, có nhiều quy định chưa định lượng được nên cịn gặp phải khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý. Sự trùng lặp các quy định về cạnh tranh không lành mạnh ở
những lĩnh vực pháp luật khác nhau, tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi luật nội dung chưa rõ ràng, cụ thể đã gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện pháp luật.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn trong cơng tác điều tra, xử lý vi phạm cịn ít và thiếu. Tính đến 2008, Ban chun mơn có trách nhiệm điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh của Cục Quản lý cạnh tranh gồm có 6 thành viên, trong đó có 4 điều tra viên cạnh tranh.
Không chỉ riêng với Cục Quản lý cạnh tranh, mà cả với các cơ quan khác như Thanh tra, Quản lý thị trường, số vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh được xử lý cũng không nhiều. Các quy định về việc chống đưa ra thông tin quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo so sánh nói xấu doanh nghiệp khác tại Pháp lệnh Quảng cáo và nhiều văn bản khác đã được ban hành trước Luật Cạnh tranh nhưng theo thông tin từ Thanh tra Văn hoá, số lượng vụ việc được các cơ quan này thụ lý giải quyết đến nay vẫn không đáng kể.
Cách thức giải quyết đối với các hành vi vi phạm chưa thật sự kiên quyết và triệt để. Thực tế, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thị trường Việt Nam khơng phải là ít, nhưng hầu hết các vụ việc đều được giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải. Nếu quan hệ cạnh tranh không lành mạnh xảy ra giữa một bên là doanh nghiệp lớn hay một tập đoàn kinh tế với bên kia là người tiêu dùng cịn có sự hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh doanh thì rõ ràng người tiêu dùng ln ở vào vị trí yếu thế. Cách thức xử lý chưa kiên quyết và triệt để đó đã khơng động viên, khích lệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp có quyền lợi bị xâm hại quyết tâm đấu tranh để bảo vệ cơng lý. Cơ chế giải quyết bằng thương lượng, hồ giải đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bị xâm hại và người tiêu dùng nản chí, thậm chí thờ ơ và có tâm lý ngại tìm đến cơ quan có thẩm quyền khi có cạnh tranh khơng lành mạnh xảy ra. Mặc dù, Luật Cạnh tranh vẫn quy định quyền khiếu nại của các tổ
chức, cá nhân: Nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh (Khoản 1, Điều 58), nhưng pháp luật lại chưa có cơ chế đảm bảo cho người khiếu nại thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Nếu người bị xâm hại là cá nhân thì việc khiếu nại, khiếu kiện rất ít khi được thực hiện, nhất là sự khó khăn về kinh phí. Nếu thất bại trong vụ kiện, người khiếu nại sẽ phải chịu mức phí là 10.000.000 đồng (Điểm a, khoản 1, Điều 53 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Vì vậy, dù có thực hiện hành vi cạnh tranh