Theo quan niệm truyền thống, trách nhiệm pháp lý được hiểu là phản ứng của Nhà nước đối với vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật chính là cơ sở của trách nhiệm pháp lý. Khái niệm trách nhiệm hành chính được xem xét theo nghĩa hẹp của trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hành chính là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền những chế tài hành chính đối với chủ thể vi phạm hành
chính theo thủ tục do Luật Hành chính quy định. Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tình trạng ban đầu của họ.
Chế tài hành chính khơng đồng nhất với trách nhiệm hành chính. Chế tài hành chính chỉ là một bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính. Trong đó, biểu hiện về hình thức là các biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính cưỡng chế áp dụng với chủ thể vi phạm; về mặt nội dung, đó là sự đánh giá tiêu cực của Nhà nước và xã hội đối với hành vi vi phạm và người thực hiện hành vi đó.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng.
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Ngồi các hình thức xử phạt nêu trên, đối tượng vi phạm cịn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính cơng khai.
Đối với pháp luật của một số nước, việc xử lý các hành vi vi phạm về cạnh tranh, chủ yếu quy định hình thức phạt tiền. Có thể thấy những quy định đó trong pháp luật cạnh tranh của một số nước như: Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc năm 1980 (phạt tiền với mức không quá 2% mức doanh thu của doanh nghiệp; trong trường hợp doanh thu không tồn tại thì mức tiền phạt khơng quá 500 triệu won); Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan năm 1999 (phạt tiền không quá 6 triệu baht
đối với thương nhân có hành vi cạnh tranh khơng tự do và khơng bình đẳng, gây thiệt hại, cản trở hoặc hạn chế hoạt động của những thương nhân khác, ngăn chặn thương nhân khác hoạt động kinh doanh hoặc buộc thương nhân khác phải kết thúc hoạt động kinh doanh; các trường hợp vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt gấp đôi; phạt tiền không quá 100.000 baht đối với người thực hiện hành vi tiết lộ thông tin số liệu liên quan đến thương nhân hoặc hoạt động của thương nhân). Quy định phạt tiền cịn tìm thấy ở nhiều quy phạm pháp luật của Luật Chống cạnh tranh khơng lành mạnh của Cộng hồ liên bang Đức.
Ngồi hình thức phạt tiền, một số biện pháp chế tài khác cũng được áp dụng với người vi phạm như: phải tạm hỗn, đình chỉ hoặc điều chỉnh lại các hoạt động (trong Luật Cạnh tranh thương mại của Thái Lan); chấm dứt hành vi vi phạm, khơi phục lại tình trạng như khi chưa có hành vi vi phạm (trong Luật Cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ); đình chỉ hành vi, bỏ những điều khoản có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khỏi hợp đồng, đưa ra thông báo điều chỉnh hoạt về hoạt động quảng cáo vi phạm, cơng bố cơng khai đã có hành vi vi phạm (trong Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc)…
Có thể thấy rằng, các biện pháp chế tài hành chính xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của pháp luật Việt Nam cũng có những nét tương đồng với pháp luật cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới. Các biện pháp chế tài đó đã tác động trực tiếp vào lợi ích và uy tín của các doanh nghiệp, góp phần răn đe, phịng ngừa các chủ thể kinh doanh có ý định thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh để thu lợi bất chính. Tuy nhiên, hình thức, mức độ áp dụng cụ thể đối với từng hành vi vi phạm là có sự khác nhau trong các pháp luật của mỗi nước.