sự đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lược cải cách tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Trong bối cảnh hiện nay, áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói riêng, trong việc thực hiện các chức năng hiến định của VKSND nói chung phải đáp ứng yếu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng là tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; tiếp tục thực hiện chiến lƣợc cải cách tƣ pháp. Ðây là những văn bản pháp luật thể hiện rõ nét bản chất nhà nƣớc pháp quyền, tính chất dân chủ của nền tƣ pháp nƣớc ta, là cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng, chống tội phạm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.
Khái niệm đảm bảo “áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự “bao gồm yêu cầu đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, đúng căn cứ pháp luật, đúng thực tế khách quan, chính xác, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, không làm oan ngƣời vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
- Trong quá trình hoạt động, phải đề cao và tuân thủ các nguyên tắc tƣ pháp dân chủ, pháp quyền đã đƣợc Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật.
đƣợc trả tự do sau 10 năm bị tù oan, thì không chỉ có dƣ luận, mà trong nghị trƣờng Quốc hội cũng nóng, đề nghị phải có biện pháp để khắc phục tình trạng oan sai. Trƣớc tình hình đó, Quốc hội đã đặc biệt quan tâm đến chủ trƣơng tăng cƣờng giám sát về tình hình áp dụng pháp luật trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật (Nghị quyết số 74/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Chƣơng trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015) và thành lập Đoàn giám sát 11 địa phƣơng (Nghị quyết số 821/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát tình hình oan, sai và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng, mở đầu chƣơng trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015 về tình hình oan, sai và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lƣu dẫn đầu vào những ngày cuối năm 2014, ở nhiều địa phƣơng, các Đoàn đại biểu Quốc hội cũng đồng loạt ra quân thực hiện việc giám sát tình hình oan, sai. Tuy hoạt động này mới chỉ thực hiện ở một số địa phƣơng nhƣng đã cho thấy, số vụ án oan sai đang là vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Đơn cử nhƣ ở tỉnh Sóc Trăng, theo đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội thì cần nghiêm túc xem xét vấn đề trách nhiệm về sai phạm trong áp dụng pháp luật: “Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng cho biết, kiểm tra bảy vụ đình chỉ thì có đến sáu vụ vận dụng sai luật, có vụ đình chỉ mà Phó chủ nhiệm Uỷ ban tƣ pháp của Quốc hội – Trƣởng đoàn giám sát phải thốt lên “áp dụng pháp luật rất khôi hài” nhƣ trƣờng hợp hai thanh niên bị bắt oan trong vụ án giết ngƣời xảy ra tại ấp Lâm Dồ, huyền Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; vụ bắt oan bảy thanh niên ở huyện Trần Đề trong vụ án giết ngƣời1.
Năm 2015, kiểm sát nhân dân có vai trò và trách nhiệm chính trị - pháp lý vô cùng to lớn. Cùng với việc triển khai thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Hiến pháp năm 2013 để tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức và hoạt động của Ngành trong thời gian tới, ngành kiểm sát còn phải thực hiện tốt
nhiệm vụ chủ trì xây dựng Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan xây dựng các dự án Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
3.1.2. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, ban sự nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan khắc phục, sửa chữa
Hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự không chỉ là phát hiện cái sai, cái vi phạm, mà quan trọng hơn, là phải phát hiện cho đƣợc những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm đó. Thông qua mỗi vụ án cụ thể, cần làm rõ trách nhiệm của công tác quản lý, những kẽ hở của cơ chế, chính sách hay sự lạc hậu của pháp luật để chủ động tham mƣu cho Ðảng, Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu. Ðó chính là trách nhiệm chính trị của ngành kiểm sát trƣớc Ðảng, trƣớc nhân dân.
3.1.3. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được sự phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật
Trong áp dụng pháp luật đối với việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự, VKS ND, các kiểm sát viên cần nêu cau bản lĩnh nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của BLHS, BLTTHS, các nguyên tắc Hiến pháp về nền tƣ pháp dân chủ, pháp quyền, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, tiến hành kiểm sát một cách chủ động và chặt chẽ theo đúng pháp luật. Thông qua công tác kiểm sát, phải thẳng thắn chỉ ra và loại trừ vi phạm pháp luật.
3.1.4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng sự phải đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm chính trị - pháp lý của toàn xã hội mà trách nhiệm lớn lao đặt lên trƣớc hết là đối với các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật của VKSND cần chú
trọng nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để chủ động trong nắm thông tin về tội phạm tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, mở rộng điều tra những hành vi và đối tƣợng tham nhũng.
Quốc hội vừa qua đã quyết định giao cho Cơ quan điều tra của ngành kiểm sát nhân dân chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tƣ pháp. Áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là một trong những cách thức để VKSN có thể thực hiện đƣợc vai trò, nhiệm vụ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng mà Đảng, Quốc hội đã giao phó. Đây cũng là một lĩnh vực hoạt động vô cùng phức tạp, khó khăn bởi lẽ ngƣời phạm tội trong lĩnh vực này thƣờng đã từng là cán bộ tƣ pháp, am hiểu pháp luật và thực tiễn công tác nên rất biết cách che giấu tội phạm.