1.3. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
1.3.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có một số đặc điểm cơ bản sau:
Đặc điểm thứ nhất:
- ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự có tính quyền lực Nhà nước
Tính chất quyền lực nhà nƣớc của ADPL trong hoạt động KSĐT thể hiện: - Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc, duy nhất chỉ có VKSND mới có thẩm quyền này và đây là thẩm quyền đã đƣợc hiến định đối với VKSND cùng với thẩm quyền thực hành quyền công tố.
- VKSND áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nhân danh quyền lực nhà nƣớc, các quyết định hợp hiến, hợp pháp của VKSND có liên quan có hiệu lực pháp lý thi hành đối với các chủ thể có liên quan. Điều 115, BLTTHS quy định về trách nhiệm thực hiện quyết định và yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát: “Những quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành”.
Hoạt động ADPL trong kiểm sát điều tra của VKSND là một hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, gắn với việc thực hiện các chức năng hiến định của VKSND, là hoạt động của thiết chế công quyền nhằm đảm bảo thực hiện quyền lực nhân dân trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của con ngƣời; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nƣớc, của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải đƣợc xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Theo quy định tại điều 15 Luật tổ chức VKSND năm 2014, thẩm quyền của VKSND trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự bao gồm: yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết; kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra; yêu cầu Thủ trƣởng Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng; kiến nghị
cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Đặc điểm thứ hai:
- ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Tuân thủ quy trình thủ tục pháp lý là một trong những đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật trong bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào, luật công hay là luật tƣ. Đối với ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND vấn đề này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt bởi tính chất, vai trò của hoạt động này. Hoạt động điều tra vụ án hình sự là lĩnh vực vô cùng phức tạp, hệ trọng, liên quan đến quyền, lợi ích của con ngƣời và trật tự, an toàn xã hội, tính minh bạch, dân chủ của nền tƣ pháp.
ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND phải đƣợc đặt trong khuôn khổ những đòi hỏi nghiêm ngặt về thủ tục pháp luật để đảm bảo cho việc áp dụng không dẫn đến sai phạm, làm sai lệch kết quả thực hiện chức năng hiến định của VKSND và suy cho cùng là ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của công dân. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động KSĐT nên pháp luật tố tụng hình sự, luật tổ chức VKSND đã quy định rất chặt chẽ về thủ tục đối với hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Pháp luật TTHS quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục của các hoạt động điều tra, hoạt động giám sát nhƣ: từ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các biện pháp điều tra, các biện pháp ngăn chặn, nhập - tách vụ án, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, thời hiệu điều tra, thời hạn điều tra…
Đặc điểm thứ ba:
- Quyết định áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND được pháp luật bảo đảm thi hành.
Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND đƣợc thể hiện trong các quyết định ADPL - tức là những văn bản áp dụng pháp luật. Quyết định ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND
Quyết định áp dụng pháp luật của VKSND trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự thể hiện tính quyền lực nhà nƣớc và có hiệu lực pháp luật bắt buộc thi hành, là văn bản pháp luật cá biệt đối với những cá nhân cụ thể, đối với những trƣờng hợp có tính xác định. Các văn bản áp dụng pháp luật của VKSND trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự không chỉ tác động trực tiếp đến đối tƣợng bị áp dụng là ngƣời phạm tội mà còn tác động đến cả cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và đối tƣơng có liên quan. Đây là loại văn bản pháp luật cá biệt, cụ thể, làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định đối với những chủ thể có liên quan, có vai trò là một trong những sự kiện pháp luật quan trọng làm phát sinh, làm thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Các văn bản pháp lý trong hoạt động KSĐT phải đƣợc ký bởi Viện trƣởng hoặc Phó Viện trƣởng phụ trách hoặc kiểm sát viên đƣợc ủy quyền, trong trƣờng hợp kiểm sát viên đƣợc uỷ quyền ký phải đƣợc gửi cho Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng phụ trách cùng cấp để theo dõi, chỉ đạo. Để ban hành quyết định ADPL đúng đắn, đồi hỏi ở các kiểm sát viên trình độ chuyên môn vững vàng, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp cao.
Theo quy định tại điều 114 BLTTHS, cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân. Trong trƣờng hợp cơ quan điều tra không nhất trí với các yêu cầu và quyết định của VKSND thì cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, đồng thời có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn hai mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc kiến nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.
Đồng thời, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân phải giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp vào hoạt động thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân.
Các quyết định áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự đã đƣợc BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003 quy định chặt chẽ và đầy đủ. Thi hành quyết định áp dụng pháp luật đã ban hành là giai đoạn cuối của quá trình áp dụng pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong trƣờng hợp quyết định áp dụng pháp luật sau khi ban hành không đƣợc thi hành trên thực tế thì cũng đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nói chung, đối với VKSND nói riêng.
Thi hành các quyết định áp dụng pháp luật của VKSND cũng tức là tôn trọng, tuân thủ pháp luật, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng quy định của pháp luật; đảm bảo nguyên tắc thƣợng tôn pháp luật, bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân. Bằng việc thi hành các quyết định ADPL của VKSND trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự để khắc phục, xử lý vi phạm pháp luật của chính cơ quan, cán bộ có thẩm quyền. Quyết định áp dụng pháp luật của VKSND trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự phải đƣợc thi hành một cách nghiêm chỉnh để đảm bảo việc truy tố đúng ngƣời đúng pháp luật, có căn cứ, không để xảy ra các trƣờng hợp khởi tố, bắt giữ, giam oan, sai.
Nội dung quyết định áp dụng pháp luật của VKSND phải phù hợp với các quy định pháp luật. Bản thân các kiểm sát viên cũng có thể bị áp dụng các biện pháp pháp lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, có nhƣ vậy mới đảm bảo niềm tin của xã hội đối với VKSND. Vừa qua Đoàn giám sát của Quốc hội đã giám sát tình hình oan sai trong áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thƣờng thiệt hại tại tỉnh Sóc Trăng nơi đã xảy ra một số vụ oan sai gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. VKSND tối cao đã thực hiện việc tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn để tiến hành điều tra đối với Phạm Văn Núi, nguyên Kiểm sát viên VKSND tỉnh Sóc Trăng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân và Đại úy Triệu Tuấn Hƣng,
nguyên Điều tra viên cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng về tội
“Dùng nhục hình” [48].