Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh
có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8: Kết quả điều tra về kiểu nhà vệ sinh
TT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia
đình
Tỷ lệ %
1 Không có 0 0
2 Nhà vệ sinh đất 0 0
3 Nhà vệ sinh hai ngăn 7 8,75
4 Nhà vệ sinh tự hoại 73 91,25
5 Loại khác 0 0
6 Tổng 80 100
(Nguồn: Theo kết quả khảo sát)
Bảng 4.9: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
TT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia đình Tỷ lệ (%)
1 Cống thải chung 4 5
2 Ngấm xuống đất 0 0
3 Ao làng 3 3,75
4 Bể tự hoại 73 91,25
5 Nơi khác (sông, suối) 0 0
(Nguồn: Theo kết quả khảo sát )
Qua nghiên cứu cho thấy kiểu nhà vệ sinh phổ biến là nhà vệ sinh tự hoại và nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh hầu hết là bể tự hoại.
Qua bảng còn cho thấy tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh (bảng 4.9) ta thấy nếu xét theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh được Bộ Y tế ban hành ngày 24/6/2011 (QCVN 01 : 2011/BYT) , thì có HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, số còn lại có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh.số ít hộ dùng nhà vệ sinh hai ngăn nhưng qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn thị trấn thì số đó hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo quy chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ các hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối và đã được hạn chế đáng kể. Hầu hết những gia đình được phỏng vấn đã sử dụng bể tự hoại thay vì thải ra sông suối hay để ngấm vào đất . Điều này cho thấy người dân đã có ý thức hơn rất nhiều về nơi tiếp nhận nước thải và không gây mất vệ sinh môi trường.