Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55 - 74)

4.5.1. Đánh giá chung

Năm 2018 có nhiều yếu tố tác động tới tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Biến đổi khí hậu nên nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, mưa lớn gây sạt lở, úng ngập thiệt hại tới sản xuất cũng như tài sản của nhân dân; tình hình sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp; giá cả thị trường biến động mạnh do lạm phát kinh tế thế giới, chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, cùng với nhiều chủ trương chính

sách của Đảng, nhà nước cũng như tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện nghị quyết số 26 trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập thành phố Thái Nguyên và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất và chào mừng các ngày lễ và sự kiện lớn của đất nước.

Nguồn nước hộ gia đình trên địa bàn chủ yếu là nước máy, tuy nhiên nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn vì lượng clo dư thừa. Trời mưa nước bị đục. Một số hộ dùng giếng khoan có sử dụng thiết bị lọc nhưng còn thô sơ, hiệu quả không cao.

Rác thải của xã chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ. Lượng rác thải 1 ngày khá nhiều. Lực lượng thu gom mỏng nên tình trạng thu gom, xử lý chưa kịp thời gây mùi khó chịu.

Trên địa bàn xã một số xóm dân cư đông đúc rác thải phát sinh với khối lượng lớn, thành phần phức tạp nếu không được quan tâm xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy biện pháp nâng cao nhân thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc thu gom, xử lý rác thải làm sạch nguồn nước nói riêng là biện pháp cần làm ngay trong tình hình của xã hiện nay.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng cao nhưng mới chỉ ở mức độ bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa có ý thức trách nhiệm cụ thể của mình. Rất nhiều người đã hiểu được việc không phân loại rác thải trước khi xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí của nhà nước nhưng hầu như chưa có hành động cụ thể để khắc phục.

Để cải thiệ vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi tiên tiến hơn để vận chuyển và tiêu hủy rác. Cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp. Đặc biệt là các biện pháp phối hợp giữa nhân dân và chính quyền nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.

4.5.2. Đề xuất giải pháp

Xã hội hóa công tác quản lý chất thải đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác cần có sự định hướng, tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt chẽ của nhà nước. Nội dung của xã hội hóa công tác quản lý môi trường là huy động mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác quản lý môi trường.

Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, nộp đúng đủ, đúng thời hạn các loại chi phí bảo vệ môi trường theo quy định. Phải thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định để người dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cung cấp thông tin mở các lớp tập huấn hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác, quy trình và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của cộng đồng.

Việc thay đổi những thói quen và hành vi của người dân trong việc bảo vệ môi trường cần có thời gian, vì vậy cần có hoạt động thường xuyên để tuyên truyền và giáo dục người dân bảo vệ môi trường. Việc thu hồi rác là một công việc cần thời gian, công sức, tiền của, sự đồng lòng của cộng đồng. Vì vậy nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông qua loa đài, băng rôn, áp phích, tở rơi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi trường để mọi người đề hiểu được sự quan trọng của việc xả rác và phân loại rác đúng quy định, mang lại lợi ích. Biến những hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, lồng ghép các hoạt động thường kỳ của địa phương. Để người dân tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, khu phố, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản bảo vệ môi trường của người dân. Tuyên truyền người dân tự giác “hưởng ứng giờ trái đất”.

Chính quyền xã cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về môi trường và các tổ chức xã hội, phổ biến và thúc đẩy việc tuân thủ thi hành văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, lượng rác thải ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, cần tăng thêm lực lượng thu gom rác. Vì rác thải không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường.

Chính quyền địa phương nên thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập ở xã để giải quyết rác thải ở nơi mình cư trú cho môi trường xanh, sạch hơn.

Quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý rác thải từ đó có định hướng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với các nội dung bảo vệ môi trường,

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành từ tỉnh đến thành phố đến xã, tổ xóm và các cơ quan nhà nước về môi trường trong công tác quản lý thu gom vận chuyển và xử lý rác thải.

Cần có kế hoạch dài hạn cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và những nhiệm vụ, giải pháp thực tiễn.

Kêu gọi cộng đồng cần có ý thức bảo vệ môi trường để có khoảng không gian xanh, sạch, đẹp đảm bảo sức khỏe, thể hiệ nếp sống văn hóa, văn minh để rác được ở đúng chỗ của mình.

Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu rác thải và tái chế các chất thải rắn. Tuy nhiên khuyến khích cũng phải giám sát chặt chẽ. Tăng cường hiệu lực đối với việc tổ chức giám sát và cưỡng chế. Xã cần coi việc giải quyết các vấn đề rác thải là vấn đề ưu tiên.

Nâng cao ý thức cộng đồng về những tai hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách. Đưa chương trình giáo dục cộng đồng không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục ở người lớn mà dành cả cho học sinh từ bậc tiểu học trở lên. Nêu gương, khuyến khích điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vận dụng điều 7 Nghị định xử phạt 167 của Thủ tướng Chính phủ đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường chung. (Nghị

định của chính phủ 167/2013/NĐCP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội).

Xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với các đối tác thuộc nhà nước cũng như các đối tác tư nhân tham gia hoạt động quản lý chất thải rắn.

Các chính sách tuyên truyền,giáo dục nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách và chính là bảo vệ sức khỏe của mình. Quá trình xử lý chất thải đúng cách và đạt yêu cầu phải đảm bảo các bước sau:

Chất thấi

Bi Iện pháp khác Phân loấi & thu gom

Vấn chuyấn

Xấ lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng cao nhưng mới chỉ ở mức độ bắt đầu chú ý hơn đến vấn đề môi trường mà chưa có ý thức trách nhiệm cụ thể của mình.

Rất nhiều người đã hiểu được việc không phân loại rác thải trước khi xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí của nhà nước nhưng hầu như chưa có hành động cụ thể để khắc phục.

5.2. Kiến nghị

Để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã được thực hiện một cách có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

Đề nghị UBND xã Quyết Thắng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận dụng mô hình tự xử lý rác đúng cách tại hộ gia đình, hạn chế tối đa vứt rác bừa bãi. Tại các xóm đã có dịch vụ thu gom rác cần vận động 100% số hộ tham gia phân loại rác và giao rác cho xe gom rác.

Đề nghị UBND xã Quyết Thắng tăng cường đẩy mạnh các công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài nguyên Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2016.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 định hướng 2030”, 2014.

[3]. Phạm Văn Đó, Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh – giải pháp tối ưu cho môi trường, 2007

[4]. Nguyễn Đình Hương, Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục, 2003 [5]. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Dự án 3R – cần được sự đồng lòng hưởng ứng của mỗi người dân, Hà Nội, 2007

[6]. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam, tạp chí tài nguyên và môi trường, số 05 kỳ 1 tháng 3 năm 2009, trang 12, 2009. [7]. Nguyễn Xuân Nguyên, Công nghệ xử lý rác thải và rác thải rắn, NXB khoa học kỹ thuật Hà nội, 2004

[8]. Trần Hiếu Nhuệ và CS, quản lý chất thải rắn tập 1, NXB xây dựng Hà Nội,, 2001

[9]. Tổng cục môi trường, tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam, 2010

[10]. Hoàng Thái Sơn, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ học “Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về Vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên”.

[11]. UBND xã Quyết Thắng, Báo cáo kết quả các hoạt động năm 2017.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG

Người phỏng vấn: Dương Ngọc Hiếu

Lớp 46-KHMT- N02, khoa KHMT, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thời gian phỏng vấn: ngày.... tháng....năm 2018

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên:...Tuổi:... Địa chỉ: Tổ..., xã Quyết Thắng, thành phồ Thái Nguyên

2. Số điện thoại liên lạc:... 3. Giới tính: 1.Nam □ 2.Nữ □ 5.Trình độ học vấn 1.Mù chữ □

2.Biết đọc, biết viết□ 3.Tiểu học□

4.Trung học cơ sở □ 5.Trung học phổ thông □ 6.Trung cấp, cao đẳng □

7.Đại học hoặc trên đại học □

6. Nghề nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Nông nghiệp □ 2.Buôn bán □

3.Cán bộ, viên chức nhà nước □ 4.Học sinh, sinh viên □

5.Về hưu/già yếu không làm việc □ 6.Nghề tự do □

7. Số nhân khẩu trong gia đình:... người

8. Số người hiện đang lao động (có thu nhập): ... người

PHẦN 2. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 2.1. Hiện trạng môi trường tại xã Quyết Thắng

(1) vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương

1.Hiện nay, nguồn nước ông/bà đang sử dụng là? □ Nước máy □ Giếng khoan ở độ sâu...m

□ Giếng đào sâu ... m □ Nguồn nước khác (ao, hồ, suối...)

2.Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại bao nhiêu mét?

... ...

3.Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hay hệ thống lọc nào không?

□ Không □ Có, theo phương pháp nào?....

4.Nguồn nước gia đình hiện đang sử dụng cho ăn uống có vấn đề gì về? □ Có

□ Không

Mùi... Vị... Màu sắc...

5.Trữ lượng nước có đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình không?

□ Có

□ Không

□ Đủ vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô (2) Vấn đề nước thải tại địa phương

6.Gia đình ông/bà hiện có

□ Cống thải có nắp đậy (ngầm) □ Cống thải lộ thiên

□ Không có cống thải □ Loại khác...

7.Nước thải sinh hoạt của gia đình được thải đi đâu (nguồn tiếp nhận nước thải)

□ Cống thải chung □ Bể chứa

□ Ngấm xuống đất □ Bể tự hoại □ Ao, suối □ Nơi khác

(3) Vấn đề rác thải tại địa phương

8.Trong gia đình ông/bà, lượng rác thải được tạo ra trung bình 1 ngày ước tính khoảng

□ <5 kg □ 5 - 10 kg□ 10 -20 kg□ > 20 kg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

Từ sinh hoạt (rau, thực phẩm....)... % Hoạt động nông nghiệp...%

9.Loại chất thải nào được tái sử dụng? nếu có thì lượng tái sử dụng là bao nhiêu và như thế nào?

Loại chất thải Cách tái sử dụng (ví dụ là phân bón hay chất đốt)

□ Không có ... □ Chất hữu cơ ... □ Giấy ... □ Nhựa Nilong ... □ Chai lọ ... □ Các loại khác ...

10.Gia đình ông/bà hiện có □ Hố rác riêng □ Đỏ rác tùy nơi □ Đỏ rác ở bãi rác chung □ Được thu gom rác theo hợp đồng Đơn vị nào thu gom...

11.Hàng tháng gia đình có phải nộp tiền thu gom rác? □ Có □ Không Số tiền nộp...

12.Ông/bà có tiến hành phân loại từng rác thải riêng biệt trước khi vứt ra ngoài không?

13.Ông bà thấy hệ thống quản lý và thu gom rác tại phường như hiện nay đang ở mức độ nào?

□ Rất tốt □ Tốt

□ Chưa tốt □ Khó trả lời

(4) Vấn đề vệ sinh môi trường

14.Kiểu nhà vệ sinh gia đình đang sử dụng là:

□ Không có □ Nhà vệ sinh tự hoại □ Hố xí hai ngăn

□ Hố xí đất □ Cầu tõm, bờ ao

15.Nước thải từ nhà vệ sinh được thải vào □ Cống thải chung □ Bể tự hoại

□ Ngấm xuống đất □ Nơi khác

(5) Sức khỏe và môi trường

16. Ở địa phương đã xảy ra sự cố nào về môi trường chưa □ Chưa □ Có, là gì□ Không biết

17. Trong gia đình ông/bà, loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra? □ Bệnh đương ruột □ Bệnh về hô hấp

□ Bệnh ngoài da □ Bệnh khác...

18.Ông/bà có thói quen đi khám bệnh định kỳ không? Nếu có thì bao nhiêu lần trong năm?

□ Không □ Có...lần/năm

□ Rất tốt□ Tốt □ Bình thường □ Ô nhiễm □ Rất ô nhiễm

20.Ông/bà có ý kiến, kiến nghị và đề xuất nào về vấn đề môi trường ở địa phương mình không?

... ...

... ..

2.2.Hiểu biết của người dân về môi trường

(1) Câc khái niệm cơ bản về môi trường

21.Ông/bà hiểu thế nào là môi trường? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ...

... ..

22. Ông bà hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường?

... ...

... ..

(2) Hiểu biết của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đén các hoạt động và sức khỏe của con người

24.Môi trường ô nhiễm có ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình ông/bà không?

□ Có □ Không

25.Theo ông/bà giả sử phường A gây ô nhiễm môi trường ở phường của mình thì có gây ảnh hưởng tới người dân ở khu vực khác hay không?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55 - 74)