- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất cơng tác xét xử của Tồ án:
1.2.2 Đặc điểm của cƣỡng chế thi hành án dân sự
1.2.2.1 Cưỡng chế thi hành án là quyền năng đặc biệt của nhà nước:
Chỉ có cơ quan chức năng của nhà nước, người có thẩm quyền được nhà
nước giao mới được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án và việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự Việt Nam thì cơ quan cơng an, tổ chức trong quân đội mới có quyền thi hành án phạt tù; theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự thì chỉ có Chấp hành viên mới được quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Trong luật cổ Việt Nam, nguyên tắc này đã được ghi nhận. Thậm chí, một số văn bản luật của nhà nước phong kiến Việt Nam còn quy định rõ các chế tài ngay cả đối với người có thẩm quyền thi hành án, lại tự tiện cưỡng chế đối với người có nghĩa vụ (Bộ Luật Hồng Đức).
1.2.2.2 Cưỡng chế là một nguyên tắc cơ bản trong thi hành án dân sự:
Quá trình tổ chức thi hành án tuân theo nguyên tắc kết hợp giữa tinh thần
tự nguyện của người phải thi hành án và sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án mà người thực hiện là Chấp hành viên. Tuy nhiên, cưỡng chế không phải là phương pháp bắt buộc duy nhất trong quá trình tổ chức thi hành án. Pháp luật thi hành án dân sự khuyến khích và tạo các điều kiện cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, tránh việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Người phải thi hành trong điều kiện nhất định có khả năng lựa chọn phương thức thi hành nghĩa vụ. Tại Điều 6, Điều 7 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định: Nhà
36
nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án; người phải thi hành án có thời gian tự nguyện thi hành án không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án do Chấp hành viên ấn định trước khi có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
1.2.2.3 Đối tượng cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của
người phải thi hành án:
Thi hành án dân sự khơng nhằm mục đích trừng trị bản thân người phải thi hành án, mà nhằm khôi phục những quyền, lợi ích về tài sản và các quyền dân sự khác đã bị tổn hại. Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hoặc hành vi dân sự của bản thân họ, vì vậy, việc cưỡng chế thi hành án phải áp dụng đối với người phải thi hành án trên cơ sở các đối tượng này.
1.2.2.4 Người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí về cưỡng chế:
Các hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình...mang tính cưỡng chế
tuyệt đối, người bị kết án khơng có khả năng lựa chọn cách thức chấp hành hình phạt. Do vậy, nhà nước phải thiết lập hệ thống trại giam và các trang thiết bị khác, phạm nhân ngoài nghĩa vụ lao động học tập, cải tạo thì được hưởng các chế độ vật chất do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong thi hành án dân sự, xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, người phải thi hành án có thể lựa chọn phương thức thi hành nghĩa vụ: tự nguyện hoặc bị cưỡng chế. Khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, thì ngồi khả năng bị tước đoạt một số tài sản để thi hành nghĩa vụ, người phải thi hành án cịn phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế. Tuy nhiên, pháp luật về thi hành án dân sự cũng quy định quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án là có thể xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án cho người phải thi hành án, đây là chính sách của nhà nước đối với những người phải thi hành án lâm vào hồn cảnh q khó khăn.
37 1.2.2.5 Hiệu lực của quyết định cưỡng chế:
Quyết định cưỡng chế khơng chỉ có giá trị bắt buộc đới với người phải thi
hành án, mà tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải tơn trọng và thực hiện. Nói một cách khác, ngồi bản thân người phải thi hành án phải thực hiện quyết định cưỡng chế của Chấp hành viên, thì những tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải thực hiện.
Ví dụ: khi Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, hoặc Kho bạc nhà nước của người phải thi hành án,