Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà, chuyên quyền sử dụng đất (Điều 54)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội (Trang 67 - 71)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

2.2.5 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà, chuyên quyền sử dụng đất (Điều 54)

(Điều 54)

Tranh chấp về nhà ở chiếm tỷ lệ khá lớn trong khối lượng xét xử hàng năm của Tòa án các cấp. Vấn đề xét xử và thi hành án các vụ án liên quan đến nhà ở thường rất phức tạp. Chính vì vậy, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 cũng như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 đều có quy định riêng về cưỡng chế giao nhà (trả nhà). Tuy nhiên, quy định chưa sát với tình hình thực tế, ít tính khả thi. Khắc phục những điểm bất cập nói trên, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã quy định rất cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành cưỡng chế giao nhà, đảm bảo việc thi hành án được chặt chẽ, thuận lợi.

Cưỡng chế giao nhà là biện pháp cưỡng chế độc lập. Biện pháp cưỡng chế này cũng đã được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993, tuy nhiên tên gọi có khác nhau.

Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nhà theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi

66

hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành hoặc cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh thi hành án.

Nhà là bất động sản có giá trị lớn và có ý nghĩa rất đặc biệt trong đời sống. Do tính chất đặc biệt của vật phải trả, nên đối với cưỡng chế giao nhà người phải thi hành án thường có thái độ phản ứng rất quyết liệt, gay gắt. Đặc điểm này đòi hỏi Chấp hành viên phải xác minh hết sức cẩn thận về nhân thân, hoàn cảnh, thái độ của người phải thi hành án để dự liệu phương án cưỡng chế phù hợp.

Các loại việc cưỡng chế giao nhà khi thi hành các quyết định của những

bản án sau:

+ Trả nhà cho nhà nước, cho tập thể theo quyết định của bản án kinh tế về thanh tốn nợ, hoặc bản án về hình sự trong đó Tịa án ra quyết định kê biên nhà để đảm bảo thi hành án khoản bồi thường, tiền phạt, án phí, xung cơng quỹ nhà nước.

+ Trả nhà cho công dân theo quyết định của bản án ly hôn, bản án dân sự như: chia thừa kế, đòi nhà cho thuê, đòi nhà cho mượn...

- Trong trường hợp giao nhà cho người mua tài sản bán đấu giá hoặc nhận nhà để trừ tiền thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế giao nhà chỉ được áp dụng sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh thi hành án

Việc người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án trả nhà sau khi cơ quan thi hành án có giấy báo, giấy mời nhiều lần hoặc nhờ chính quyền, cơ quan có thẩm quyền tống đạt hợp lệ nhưng người phải thi hành án cố tình khơng đến cơ quan thi hành án. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án phải thông báo trên

67

các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, truyền hình để người phải thi hành án biết. Có nhiều trường hợp đương sự có mặt theo sự triệu tập của Chấp hành viên song họ cương quyết không thi hành án với rất nhiều lý do như: bản án xử khơng đúng, khơng khách quan, họ cịn đang khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền và đề nghị dừng việc thi hành án cho đến khi có trả lời của cấp trên; hoặc bố, mẹ già, người thân đang ốm nặng dài ngày hoặc người có tên phải thi hành án đi đâu không biết nên không thể thi hành án được, hoặc nơi phải chuyển phải chuyển đến khi bị cưỡng chế, an ninh trật tự nơi đó khơng tốt, họ không chuyển theo như quyết định của bản án và yêu sách người được thi hành án. Đây có thể coi là người phải thi hành án khơng tự nguyện thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế giao nhà được áp dụng khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án như có nơi ở khác hoặc người được thi hành án tạo điều kiện cho người phải thi hành án có địa điểm chuyển đi

Khi tổ chức cưỡng chế trả nhà theo quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cho chuyển tài sản của người phải thi hành án ra khỏi nhà và giao nhà cho người được thi hành án. Nhưng trong thực tế không thể nào làm được việc này nếu như khơng có phương án bố trí sắp xếp chỗ ở tạm và để bảo quản tài sản của người phải thi hành án và gia đình họ. Như vậy, nhiều trường hợp người được thi hành án phải thuê nhà khác cho người phải thi hành án ở tạm và chuyển đồ đạc đến hoặc hỗ trợ một khoản tiền để họ có khả năng tạo lập một chỗ ở mới.

Cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất (Điều 29 Nghị định 164/2004/NĐ- CP ngày 14/9/2004 về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án):

Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, khai thác, sử dụng đất không tự nguyện chuyển quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng

68

chế buộc người phải thi hành án người đang quản lý, khai thác, sử dụng đất phải chuyển quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất để thi hành án.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất cũng được tiến hành tương tự như biện pháp cưỡng chế giao nhà. Sau khi triển khai các lực lượng vào vị trí, Hội đồng cưỡng chế tiến hành công việc phân chia địa giới và xác định phần đất để giao cho người được thi hành án. Trường hợp người bị cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất cố tình vắng mặt mặc dù đã được thơng báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên vẫn thực hiện quyết định cưỡng chế để chuyển quyền sử dụng đất cho người được thi hành án.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cưỡng chế chuyển quyền sử dụng đất, sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh, đòi hỏi Chấp hành viên cũng như Hội đồng cưỡng chế phải giải quyết kịp thời, linh hoạt. Chẳng hạn như trường hợp người phải thi hành án phải chuyển quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất để thi hành án, nhưng trên đất lại có tài sản. Để giải quyết trường hợp này, Chấp hành viên cần tiến hành xác định thời điểm có tài sản trên đất. Tuỳ từng thời điểm cụ thể mà Chấp hành viên tiến hành xử lý:

- Đối với tài sản có trước khi kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất, đã được xử lý khi Chấp hành viên tiến hành kê biên quyền sử dụng đất.

- Đối với tài sản có sau khi kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất, nếu người có tài sản khơng di chuyển tài sản hoặc tài sản khơng thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản đó. Người có tài sản được hồn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản đó.

69

- Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch hoặc tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý để thi hành án khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín.

Trường hợp đương sự từ chối nhận tài sản đã tháo dỡ thì Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án và thơng báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản. Nếu người có tài sản khơng đến nhận, thì tài sản đó được xử lý theo khoản 3,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)