ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
Trong lịch sử của các chính thể thì quyền lực của ngành tư pháp vẫn là mềm yếu nhất và luôn có xu thế bị các ngành quyền lực khác chèn ép. Điều đó là xuất phát từ bản thân ngành tư pháp không phải là cơ quan cầm giữ được tài chính do đó không chi phối được kinh tế của xã hội, không ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng cũng như của các cơ cấu
Hòm phiếu Quốc hội (hạ nghị viện và thượng nghị viện Tổng thống Tòa án tối cao. Các tòa án liên bang khác Hành pháp Lập pháp Tư pháp Tổng thống đề nghị luật, có thể phủ quyết luật do Quốc hội thông qua
Quốc hội có thể thông qua luật bỏ qua quyền phủ quyết của Tổng thống với đa số 2/3, thông qua các hiệp
chính quyền. Ngành tư pháp cũng không nắm giữ các cơ quan sức mạnh như quân đội cảnh sát, và ngay trong hệ thống ngành tư pháp đội ngũ ngành tư pháp cũng rất ít ỏi so với bộ máy hành pháp lên đến hàng triệu người. Không nắm kinh tế không nắm binh quyền, quyền lực lại không lấy từ nhân dân cho nên ngành tư pháp luôn ở vị trí yếu thế: "Nếu như ở Anh và Pháp, vì lý do lịch sử và hệ tư tưởng, nguyên tắc phân quyền trong bộ máy nhà nước không rõ rệt, trong đó ưu thế của Nghị viện là lấn át so với ngành tư pháp" [11, tr. 24]. Do nhận thức được những điểm yếu vốn có của tư pháp nên các nhà lập quốc Mỹ rất chú ý đến việc củng cố ngành quyền lực này. Bằng việc áp dụng học thuyết phân quyền các nhà lập quốc Mỹ đã cải thiện một bước lớn đối với ngành tư pháp. Từ chỗ là ngành quyền lực yếu thế, luôn ở dưới các ngành quyền lực khác nay với việc phân quyền ra ba ngành quyền lực hành pháp, tư pháp, lập pháp ngang bằng để tạo thế cân bằng và kiểm soát lẫn nhau là một bước tiến của tư pháp. Để giữ được thế cân bằng và giữ được tính độc lập trong khi đưa ra các phán quyết, các nhà lập hiến đã chú trọng dành nhiều điều kiện ưu thế cho tư pháp. Nếu Tổng thống chỉ có nhiệm kỳ bốn năm và không quá hai nhiệm kỳ, nếu quốc hội chỉ với nhiệm kỳ hai năm ở hạ viện và sáu năm ở thượng viện thì các thẩm phán hưởng nhiệm kỳ suốt đời. Như vậy so với hành pháp và lập pháp quyền lực luôn có xu hướng rời bỏ và luôn chịu áp lực thì quyền lực của tư pháp lại ổn định và không bị áp lực và đây là điều kiện quan trong để tư pháp được độc lập: "Trong tất cả các yếu tố khiến cho ngành tư pháp có thể duy trì được tính cách độc lập và
cương quyết của mình, nhiệm kỳ thường trực của các vị chánh án là một yếu tố quan trọng nhất, và chúng ta có thể coi yếu tố đó là một thành trì để bảo vệ công lý và an ninh cho công chúng vậy" [44, tr. 180]. Đối với chế độ đãi ngộ bằng lương bổng, nếu lương của Tổng thống là khoản cố định không tăng không giảm trong thời kỳ Tổng thống đương nhiệm thì Thẩm
phán liên bang lại được hưởng khoản lương cao và chỉ có thể tăng lên mà không bao giờ sụt giảm. Nhà ở của Tổng thống trong thời gian tại vị sẽ được ở tại nhà trắng, nhưng Tổng thống sẽ phải rời khỏi nhà trắng và trở về tiểu bang nơi ở cũ của Tổng thống. Còn đối với nhà ở của thẩm phán thì chính quyền sở tại không được có bất kỳ một sách nhiễu nào. Đây là một tiên liệu rất có ý nghĩa thiết thực giúp cho thẩm phán không bị bất cứ một mua chuộc nào hay một phụ thuộc nào khi thực thi công lý. Hamilton đã nhận xét về bản tính của con người: "Như chúng ta đã từng nhận xét về bản tính con người, nếu chúng ta có thể kiểm soát được sự sinh sống của một người thì tức là chúng ta kiểm soát được ý chí của người đó…khi một người đã được chắc chắn về cách sinh sống của mình rồi, thì người đó có thể vững tâm để làm tròn nhiệm vụ của mình" [44, tr. 188]. Qua nhận xét của Hamilton chúng ta thấy rằng khi xây dựng mô hình chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, các nhà lập quốc Mỹ đã vận dụng rất nhiều kiến thức của rất nhiều ngành khoa học từ luật học, chính trị học, lịch sử, triết học, tâm lý học. Chính vì lẽ đó mà những quy định của luật pháp gắn rất gần với cuộc sống và đây là một trong các yếu tố tạo nên sức sống trường tồn của hiến pháp, nó khác xa với những bản hiến pháp không chỉ rõ được bản tính của con người, không chỉ rõ được bản tính của từng ngành quyền lực và ảo tưởng cho rằng con người là thánh thần và chính quyền là những phán quan thanh liêm và luôn trung thành với cương vị là người đầy tớ của nhân dân. Lịch sử ngành tư pháp nhiều nước, thẩm phán bị mua chuộc hay bị chính quyền địa phương gây khó dễ, làm mất tính độc lập khi giữ gìn công lý: "Mặc dù hiến pháp của Ucraina tuyên bố rằng các tòa án độc lập với ngành hành pháp, các quan tòa lại bị phụ thuộc phần lớn vào các cơ quan hành pháp địa phương về nhà ở của họ. Những quan tòa nào chống lại các quan chức địa phương thì rất có khả năng bị kéo dài thời hạn được cung cấp nhà ở" [37, tr. 127]. Việc quy định nhiệm kỳ suốt đời của các Thẩm phán còn nhằm đáp ứng một yêu cầu có tính chuyên môn. Do quyết định của tòa án
là cuối cùng và không thể đảo ngược điều đó không gì khác hơn là những phán quyết của tòa án là thể hiện công lý và trật tự xã hội, là thành trì cuối cùng của xã hội tư bản. Một thẩm phán muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, ngoài tinh thần độc lập cương quyết, đạo đức trung thực thanh liêm, họ còn phải có một sự hiểu biết pháp luật một cách cặn kẽ và một kinh nghiệm dày dạn đầy đủ mà muốn như vậy rõ ràng họ phải có thời gian, nhiệm kỳ dài để trau dồi kiến thức của họ.
Tư pháp Mỹ còn có thẩm quyền tuyên bố một đạo luật của Quốc hội là vi hiến. Việc tuyên bố một đạo luật vi hiến có nghĩa là đạo luật đó không có hiệu lực. Điều đó sẽ nhắc nhở ngành lập pháp rằng nếu họ có vì những động cơ tây vị hoặc đảng phái, để thông qua một đạo luật thiếu công bằng thì cơ hội để thực hiện động cơ mục đích của họ sẽ bị ngăn cản bởi tư pháp. Quyền xem xét lại các đạo luật đã phần nào giúp cho tư pháp có được vị thế mới, tỏ ra có uy quyền để không bị lập pháp chèn ép. Không những thế, cùng với sự phát triển của xã hội và đòi hỏi dân chủ ngày càng cao của nhân dân, việc xét xử của tòa án còn mở rộng đến việc xét xử cả những văn kiện của các ngành quyền lực khác nếu thấy các văn kiện đó trái với hiến pháp. Tư pháp Mỹ còn khác biệt hơn tư pháp của châu Âu lục địa ở vai trò sáng tạo ra luật bằng việc áp dụng hình thức án lệ. Ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, thẩm phán căn cứ pháp luật để xét xử, các quy phạm pháp luật trong các bộ luật là cơ sở duy nhất để thẩm phán tuyên một bản án, còn ở hệ thống tư pháp Mỹ các thẩm phán có thể căn cứ vào án lệ để có thể tuyên xử, đặc biệt là dựa vào các phán quyết của Tòa án tối cao. Giải thích luật, sáng tạo luật đây là những điểm cho thấy rõ vai trò quan trọng của tư pháp Mỹ.
Ngoài ra, trong những tranh chấp mà cần phải có sự phán quyết của tòa án, thì quyết định của tòa án là quyết định cuối cùng và bắt buộc đối với tất cả mọi người. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2001, khi hai ứng cử
viên của đảng Cộng hòa là Bush và đảng Dân chủ là An Go tranh chấp về kết quả kiểm phiếu, đã đệ trình lên Tòa án tối cao Liên bang. Với phán quyết: "Các lá phiếu như nhau không thể được đối xử khác nhau" Tòa án Tối cao đã quyết định chức vụ hành pháp cao nhất thuộc về ứng cử Bush của đảng Cộng hòa. Như vậy tư pháp Mỹ đã một lần nữa khẳng định được vị thế quan trọng của tư pháp mà các nhà lập quốc với tầm nhìn xa trông rộng thấy trước điều đó:
Ngay từ khi mới thành lập Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ hơn hai trăm năm về trước, cùng với quan niệm về tính tối cao của Hiến pháp, người Mỹ đã đề cao vai trò siêu phàm của các tòa án trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Những tư tưởng đó rất xa lạ với tập quán của châu Âu lục địa và kể cả với đất nước từng là Mẫu quốc của họ, mà cho tới những năm tám mươi của thế kỷ mới, các nước châu Âu mới bừng tỉnh nhận ra vai trò của tòa án [11, tr. 24].
Trong thế giới ngày nay, khi mà xã hội đã rất phát triển, cùng với những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ có thể đem lại những giá trị kinh tế vô cùng lớn, cũng như có thể cho phép sở hữu các loại vũ khí có thể hủy diệt vài lần sự sống của trái đất, thì những tranh chấp trong đời sống con người hơn lúc nào hết phải dựa vào tòa án để giải quyết và như thế có nghĩa là, vai trò của ngành tư pháp sẽ giữ vai trò chủ đạo trong xã hội văn minh.
Đặc điểm của chính thể cộng hòa Tổng thống là những sự khác biệt
với chính thể đại nghị. Vì vậy, để thấy rõ hơn đặc điểm của chế độ Tổng
thống Mỹ chúng ta hãy so sánh với mô hình của chính quyền Anh một chế độ quân chủ đại nghị điển hình:
Chế độ đại nghị Chế độ cộng hòa Tổng thống
Nguyên thủ Hình thành do nghị viện
Thực hiện quyền hành pháp tượng trưng, không phải chịu trách nhiệm. Được quyền giải tán quốc hội
Đứng đầu và trực tiếp lãnh đạo hành pháp. (gọi là hành pháp một đầu) Phải chịu trách nhiệm trước cử tri không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Không được quyền giải tán quốc hội
Quốc hội Thành lập ra chính phủ; Đảng chiếm đa số ghế đứng ra thành lập chính phủ. Thành viên của chính phủ có thể là thành viên nghị viện Giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ Nghị viện có thể bị giải tán
Thành viên của nghị viện không bao giờ là thành viên chính phủ(Bất khả kiêm nhiệm)
Quốc hội không bị giải tán
Chính phủ Phải chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và có thể bị lật đổ, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống (gọi là hành pháp lưỡng đầu)
Được trình các dự án luật
Về nguyên tắc không có chính phủ mà hành pháp do Tổng thống lãnh đạo, "Nội các" chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống và không thể bị lật đổ.
Không được trình các dự án luật
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tổng thống Hoa Kỳ có vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước Mỹ là người đứng đầu hành pháp vừa là nguyên thủ quốc gia (các nhà nghiên cứu gọi là hành pháp một đầu), nhưng được cử tri bầu theo nhiệm kỳ chịu trách nhiệm trước dân chúng chứ không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức theo hướng áp dụng học thuyết phân quyền một cách điển hình và hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế đối trọng có liên hệ phối hợp. Ngành tư pháp pháp tuy bản tính là ngành quyền lực mềm yếu nhưng ở chế độ Tổng thống Hoa Kỳ rất được coi trọng, có nhiều chế định pháp lý đặc biệt để cho ngành tư pháp có thể tạo ra sự cân bằng với các ngành quyền lực khác. Khi mới xây dựng nên mô hình chính quyền này các nhà lập pháp Mỹ chưa gọi là chế độ cộng hòa Tổng thống.
Về sau các nhà nghiên cứu, căn cứ vào các đặc trưng của mô hình chính quyền Mỹ mà gọi là chính thể cộng hòa Tổng thống để phân biệt với các chính thể khác. Các đặc điểm này cùng với các yếu tố khác đã góp phần bảo vệ nước Mỹ: "Kể từ năm 1815 không một nơi nào trên nước Mỹ bị nước ngoài xâm lược" [10, tr. 353] và giữ cho nước Mỹ ổn định trong thời gian dài ngoại trừ vụ khủng bố này 11 tháng 9 năm 2001: "Tính sâu sắc của của hiến pháp trong việc tổ chức chính quyền liên bang đã đem lại cho nước Mỹ tính ổn định phi thường qua hai thế kỷ" [10, tr. 350].
Chương 3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
Là nhà nước tư bản cho nên nhà nước Mỹ cũng tuân theo các giai đoạn phát triển điển hình của các nhà nước tư sản nói chung. Các giai đoạn đó là:
Giai đoạn thứ nhất từ thời kỳ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đến năm 1871.
Đây là giai đoạn cạnh tranh tư do của chủ nghĩa tư bản. Trong giai đoạn này nhà nước tư sản đóng vai trò tiến bộ trong việc xóa bỏ nhà nước phong kiến và đem lại những giá trị tiến bộ như tự do bình đẳng đề cao hiến pháp và pháp luật xây dựng nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền chống lại chuyên chế phong kiến và độc tài
Giai đoạn thứ hai từ 1871 đến cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Ở giai đoạn này chủ nghĩa tư bản đang hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Ở giai đoạn này nhà nước tư bản từ chỗ là ủy ban quan lý công việc chung của giai cấp tư sản nay chuyển thành ủy ban quản lý các công việc của tư bản độc quyền. Điều này làm cho mâu thuẫn xã hội tư bản trầm trọng hơn dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt, để bảo vệ giai cấp tư sản nhà nước tư bản đã trở thành bộ máy đàn áp, bạo lực, mất đi tính chất tiến bộ và trở thành một lực lượng phản động.
Giai đoạn thứ ba từ cách mạng tháng tháng mười năm 1917 đến nay Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ. Một là, thời kỳ từ 1917 đến 1945, thời kỳ này nhà nước tư bản tiếp tục can thiệp vào nền kinh tế và nhiều nước đã trở thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, một số nhà nước tư bản phản động đã trở thành nhà nước phát xít. Hai là, thời kỳ sau
chiến tranh thế giới thứ hai 1945 đến nay. Để tránh những cuộc khủng hoảng kinh tế và để đối phó với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, các nhà nước tư sản đã tiến hành cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước để thích nghi với điều kiện mới.
Chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng nằm trong sự phát triển mang tính quy luật đó, nhưng trong những điều kiện riêng của mình chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng có đặc trưng riêng trong quá trình phát triển. Một số nhà nghiên cứu đã chia quá trình phát triển chế độ Tổng thống Hoa Kỳ ra làm sáu giai đoạn: "Philip Abbott, tác giả cuốn sách Những thách thức đối với chế độ Tổng thống xuất bản năm 2004, cho rằng có sáu giai đoạn diễn biến của chế độ Tổng thống Mỹ bao gồm: thời kỳ sáng lập, thời kỳ đảng phái, thời kỳ ảm đạm, thời kỳ hiện đại, thời kỳ chiến tranh lạnh, thời kỳ hậu hiện đại " [53, tr. 13]. Các cách phân chia các giai đoạn phát triển của chế độ Tổng thống Hoa Kỳ trên là dựa trên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dựa trên cuộc đấu tranh giai cấp, dựa trên lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ trong mối quan hệ với thế giới. Các cách phân chia trên là đúng đắn và hoàn toàn có cơ sở. Trong luận