TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ CÓ VỊ TRÍ TRUNG TÂM TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển Luận văn ThS. Luật 6 01 01 (Trang 51 - 55)

TRÍ TRUNG TÂM TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Khác với các chế độ quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, cộng hòa lưỡng tính. Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có vị trí trung tâm trong bộ máy nhà nước. Vị thế trung tâm của Tổng thống được thể hiện ở các điểm dưới đây:

Một là, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng

đầu hành pháp: Đây là điểm rất riêng chỉ có ở chế độ cộng hòa Tổng thống.

Nếu như ở Anh quốc, nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng Anh, thì ở Mỹ Tổng thống cùng lúc đã nắm giữ cả hai vị trí này. Dù với tên gọi là Vua, Hoàng Đế, hay Nữ Hoàng, hoặc là Tổng thống thì ở cương vị này họ đều là nguyên thủ quốc gia đều có những quyền đặc trưng mà các chức vụ khác không có được như đại diện cho toàn thể quốc gia, đại diện cho sự thống nhất và trường tồn của dân tộc, đại diện cho những nghi lễ truyền thống, cho lễ tiết tôn giáo, cho lòng yêu nước và khát vọng của nhân dân: "Dù với tên gọi hết sức khác nhau, nhưng các nguyên thủ quốc gia đều được Hiến pháp quy định là người đứng đầu nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại; về nguyên tắc đều là đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của nhà nước" [9, tr. 205]. Là nguyên thủ quốc gia do đó họ có liên quan đến mọi hoạt động của bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp, tư pháp, đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia cho đến những trường hợp khẩn thiết đặc biệt khác của quốc gia, nhưng có điều khác nhau giữa các nguyên thủ là ở chỗ người có thực quyền và người không có thực quyền. So với nguyên thủ của các nước quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, nguyên thủ Hoa Kỳ, tức là Tổng thống Mỹ còn có vị thế nổi trội. Nếu ở Anh hoặc ở Ý nguyên thủ quốc

gia mang tính chất hình thức, không thực quyền thể hiện ở câu ngạn ngữ: " Nhà vua trị vì, nhưng không cai trị", còn ở Mỹ, Tổng thống có thực quyền to lớn. Tổng thống là người duy nhất quản lý đất nước và không phải chia sẻ với bất cứ cơ quan nào hay cá nhân nào quyền lực ấy kể cả Phó Tổng thống. Với quyền lực của nguyên thủ quốc gia như vậy một số nhà nghiên cứu luật học đã so sánh vị trí của Tổng thống Mỹ như một vị hoàng đế: "Chính vì lẽ đó không ít người cho rằng Tổng thống Mỹ không khác một vị Hoàng đế. Nhưng đây không phải là Hoàng đế đích thực với nguyên nghĩa của từ này mà một hoàng đế do bầu cử mà ra, chứ không phải một hoàng đế thế tập" [9, tr. 209]. Với vị trí là người đứng đầu hành pháp, Tổng thống Mỹ vẫn tập trung quyền lực hơn thủ tướng của các nước cộng hòa đại nghị hay quân chủ lập hiến. Ví dụ thủ tướng Anh khi thực hiện quyền hành pháp phải bàn bạc và cần đến sự nhất trí của nội các, còn Tổng thống Mỹ thì mọi vấn đề thuộc thẩm quyền hành pháp trung ương đều nằm trong tay Tổng thống, nội các chỉ đóng vai trò tư vấn cho Tổng thống, còn các bộ trưởng chỉ là những thư ký giúp việc cho Tổng thống ở từng lĩnh vực mà thôi: "Ở Mỹ, ít có chuyện quyết định tập thể một chính sách.Trong lý thuyết cũng như trên thực tế, Tổng thống thường là người quyết định một mình những sự lựa chọn chủ yếu" [26, tr. 347].

Các Bộ trưởng và Nội các không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội mà chịu trách nhiệm trước Tổng thống, "Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong cơ quan hành pháp, thành phần do thủ tướng ấn định. Thường đó là một số bộ trưởng quan trọng như Tài chính, Nội vụ, Quốc phòng, Ngoại giao…Do vai trò quan trọng của Nội các, khác với Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh cần sự ủng hộ của các thành viên Nội các" [25, tr. 57]. Với vai trò đứng đầu hành pháp, Tổng thống Mỹ là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, có quyền lựa chọn nhân sự cho các bộ cũng như các quan chức cấp cao trong bộ máy hành pháp liên bang (tất nhiên được sự đồng ý của Quốc hội).

Tổng thống cũng có quyền soạn thảo ngân sách liên bang, trong đó có các khoản dự trù chi tiêu cho ngành hành pháp để trình Quốc hội.

Về đối ngoại, Tổng thống Mỹ có quyền ký kết điều ước quốc tế với sự phê chuẩn của thượng viện, bổ nhiệm các đại sứ với sự chấp thuận của thượng viện. Tổng thống cũng là người tiếp nhận các đại sứ các quan chức nước ngoài đến thực hiện sứ mệnh ngoại giao với Hoa Kỳ. Ngoài ra, thông qua bộ ngoại giao Tổng thống còn có một loạt quyền khác trong quan hệ đối ngoại: "Thông qua Bộ Ngoại giao, Tổng thống chịu trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở nước ngoài, và bảo vệ những kiều dân nước ngoài ở Mỹ. Tổng thống quyết định việc có công nhận hay không công nhận các quốc gia mới và các chính quyền mới" [45, tr. 78]. Với những quyền hạn trên Tổng thống Mỹ vẫn được coi là người đứng đầu ngành ngoại giao của Hoa Kỳ.

Hai là, đối với quyền lập pháp. Về nguyên tắc theo hiến pháp Mỹ

thì hành pháp không có sáng quyền lập pháp, nhưng Tổng thống Mỹ căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 của Hiến pháp để tác động đến quá trình lập pháp của Quốc hội, từ giai đoạn đầu tiên đến khi dự luật có thể thành luật:

Tổng thống người đứng đầu bộ máy hành pháp, vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lập của quốc hội, bắt đầu từ sáng quyền lập pháp của mình. Bằng các thông điệp về tình hình đối nội và đối ngoại của đất nước đọc trước các khóa họp của Quốc hội, Tổng thống gợi ý cho Quốc hội, ban hành những dự luật trong thời gian tới. Ngoài vấn đề sáng quyền lập pháp, Tổng thống còn có quyền phủ quyết các dự án luật đã được Quốc hội thông qua [9, tr. 245].

Bằng các quyền hạn đó, Tổng thống Mỹ đã buộc Quốc hội phải lắng nghe ý kiến của Tổng thống và thông thường các gợi ý lập pháp trong thông điệp mà Tổng thống đưa ra đều được Quốc hội xem xét thảo luận trước. Tổng thống cũng có quyền phủ quyết bất kỳ dự luật nào được Quốc

hội thông qua trừ khi có hai phần ba thành viên trong mỗi viện phủ quyết để gạt bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tổng thống cũng có quyền triệu tập Quốc hội trong những trường hợp khẩn cấp hoặc Tổng thống cũng có thể triệu tập riêng từng viện của Quốc hội. Theo Điều 2 khoản 3 Hiến pháp Mỹ thì trong trường hợp hai viện của Quốc hội bất đồng ý kiến về việc nghỉ khóa họp, Tổng thống sẽ có quyền bãi khóa họp Quốc hội trong thời gian mà Tổng thống cho là thích hợp.

Ba là, đối với quyền tư pháp. Tất cả các thẩm phán liên bang đều do

Tổng thống bổ nhiệm và thượng viện phê chuẩn. Tổng thống còn có quyền ban bố lệnh ân xá hoàn toàn hay có điều kiện cho bất kỳ ai đã bị kết tội vi phạm luật pháp liên bang, quyền ân xá của Tổng thống còn bao hàm cả quyền rút ngắn thời gian chấp hành hình phạt tù và giảm bớt tiền phạt do tòa án áp dụng. Ví dụ Tổng thống Gerald R.Ford đã ra lệnh ân xá cho cựu Tổng thống Nixon: "Tháng 9 năm 1974 Tổng thống kế nhiệm Gerald R.Ford đã ra lệnh xá tội toàn bộ, miễn trách nhiệm hoàn toàn đối với tất cả các hành động phạm pháp mà ngài cựu Tổng thống đã phạm phải hoặc có tham gia trong thời gian làm Tổng thống" [59, tr. 1158].

Trên đây là những quyền hạn to lớn của Tổng thống Hoa Kỳ, những quyền hạn đó đã tạo nên một vị thế quan trọng của Tổng thống trong bộ máy nhà nước Mỹ và nổi trội hơn nguyên thủ hay thủ tướng của một số nước. Nếu chính phủ được Lênin đánh giá: "Mọi cuộc cách mạng đều xoay quanh vấn đề lật đổ chính phủ cũ thành lập chính phủ mới" [9, tr. 230] thì ở chính thể cộng hòa Tổng thống: "Chính phủ hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống" [9, tr. 233]. Như vậy Tổng thống Mỹ đúng là: "Tổng thống là trung

tâm quyền lực của nhà nước" [28, tr. 168]. Hay như lời nhận định của

TS. Vũ Đăng Hinh, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ: "Tổng thống là nhà chính trị duy nhất được bầu trên phạm vi toàn quốc, đại diện cho toàn thể Hợp chúng quốc cả về đối nội lẫn đối ngoại. Bởi vậy, chức vụ Tổng thống có vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị Mỹ" [23, tr. 159]. Có vấn đề đặt

ra là tại sao Tổng thống Mỹ lại có thực quyền và quan trọng như vậy? Có thể giải thích vấn đề này dựa vào một số căn cứ sau:

- Tổng thống Mỹ thực quyền bởi vì Tổng thống gắn liền với bộ máy hành pháp, là người đứng đầu bộ máy hành pháp một trung tâm quyền lực trong một nhà nước gồm quân đội, cảnh sát, và đội ngũ công chức hùng hậu. Như trong sách binh pháp người xưa thường nói: "Ai nắm binh quyền người đó có thực quyền".

- Tổng thống có quyền lực lớn bởi vì quyền lực của ông ta lấy từ nhân dân thông qua con đường bầu cử chứ không phải tự phong, thế tập truyền ngôi và cũng không phải lấy từ Quốc hội như một số nước khác. Chính vì điểm này mà Tổng thống không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, các thành viên nội các của Tổng thống cũng không phải là thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển Luận văn ThS. Luật 6 01 01 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)