quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khơng chun nghiệp trên thị trường chứng khốn
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế
Đường lối phát triển của Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và có hiệu quả đã chi phối mạnh mẽ q trình phát triển của thị trường chứng khoán nước ta. Bản thân sự ra đời của thị trường chứng khoán và sự vận hành suốt 14 năm qua đã thể hiện đúng quan điểm này. Thực vậy, nước ta đã trở thành thành viên chính thức Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (ISOCO) từ năm 2001 và gia nhập WTO từ năm 2006. Yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế đòi hỏi trước hết thị trường chứng khốn phải có hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán phù hợp với thông lệ quốc tế và những thỏa thuận mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Những tiêu chí về bảo vệ nhà đầu tư trong thỏa thuận hợp tác quốc tế gắn với các yêu cầu mà ISOCO đặt ra cho các thành viên đang đặt ra như một yêu cầu tất yếu chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTCKTT trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư với tư cách là nguồn luật trong nước để thực thi trong thực tế.
Trong thời gian qua, chúng ta cũng đã có những bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nhà đầu tư, và được quốc tế ghi nhận, khi Báo cáo môi trường kinh doanh của IFC, WB năm 2014, chúng ta đã tăng 3,3 điểm trong lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư khơng chuyên nghiệp. Tuy nhiên xét về tổng thể, chúng ta vẫn đứng ở vị trí rất thấp trong bảng xếp hạng so với các nước trên thế giới về mức độ bảo vệ nhà đầu tư. Theo chỉ tiêu bảo vệ nhà đầu tư, năm 2010 Việt Nam, đứng thứ 157/183 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong năm 2014, Việt nam đứng thứ 160/189 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Để thị trường chứng khoán tập trung của nước ta từng bước mở cửa và hội nhập với các thị trường chứng khốn trên thế giới theo lộ trình đã cam kết, rõ ràng bảo vệ nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nghiệp dư trên thị trường chứng khốn tập trung nói riêng là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cần có giải pháp thích hợp để nâng cao thứ hạng và cải thiện hình ảnh của Việt Nam trước con mắt nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán
Thứ nhất là, xuất phát từ thực tế phát triển của thị trường chứng khoán:
Năm 2013, tổng giá trị huy động vốn trên thị trường chứng khốn đạt 179 nghìn tỷ đồng, đạt 31% GDP. Tính đến cuối tháng 9/2013, trên thị trường chứng khoán nước ta có khoảng 1,27 triệu tài khoản của nhà đầu tư. Trong đó số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng tài khoản nhỏ (dưới 10%), còn chủ yếu là những nhà đầu tư nghiệp dư, tức là các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp không phải định chế đầu tư chứng khốn chun nghiệp, chiếm hơn 90%. Khơng chỉ chiếm số lượng đông, những nhà đầu tư này còn là chủ thể rất dễ bị thiệt hại quyền lợi. Bởi trong một thị trường đầy rủi ro, đây là những nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá giá trị cổ phiếu, nên khi thị trường tranh mua như hiện nay thì họ sẽ khơng có cơ hội mua được những cổ phiếu tốt hơn trên thị trường. Họ chưa hiểu hết giá trị của các thông tin, và không có nhiều cơ hội để tiếp cận chính xác các thơng tin đó nên khơng có sự cân đong cơ hội đầu tư một cách chính xác.
Thực tế cho thấy rằng sự tăng trưởng hay suy thoái của thị trường chứng khoán trong từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định, chủ yếu phụ thuộc vào việc thỏa mãn rất lớn nhu cầu của nhóm nhà đầu tư này và sự biến thiên của thị trường này thường bị chi phối bởi ý chí của các nhà đầu tư, thơng qua các quyết định đầu tư của họ. Việc quyền lợi của nhóm nhà đầu tư này bị xâm hại, dễ gây nên những ảnh hưởng diện rộng, tạo nên những bất ổn cho thị trường chứng khoán. Ngược lại một khi đảm bảo được quyền lợi của nhóm đối tượng yếu thế này, thị trường sẽ tạo được lòng tin của nhà đầu tư về tính lành mạnh của thị trường, là nền tảng cơ bản để tạo nên một thị trưởng ổn định, từ đó phát triển. Đây cũng chính là tiền đề tạo ra một thị trường chứng khốn lành mạnh, vận hành trơi chảy, ổn định, và hiệu quả.
Thêm vào đó khi hồn thiện pháp luật, bảo vệ có hiệu quả nhóm nhà đầu tư này sẽ là phương thức hiệu quả nhất để khuyến khích hoạt động đầu tư và thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khốn. Khơng thể phủ nhận rằng, các nhà đầu tư chỉ tham gia thị trường chứng khoán khi các quyền lợi cơ bản của họ được đảm bảo tối đa. Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư nghiệp dư một mặt là cách thức quản lý thị trường, mặt khác là biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nghiệp dư tiềm năng khác, bỏ nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào đầu tư chứng khốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Thứ hai, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư nghiệp dư.
Ở Việt nam việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nghiệp dư trên TTCKTT đã được đề cập đến từ rất sớm. Bắt đầu từ nghị định số 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998, trải qua một quá trình dài hồn thiện, đến nay nhà nước ta có rất nhiều nỗ lực trong việc ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ các nhà đầu tư nghiệp dư. Tuy nhiên từ thực trạng pháp luật đã đề cập ở trên cho thấy pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư nghiệp dư vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, quyền lợi nhà đầu tư nghiệp dư trên thực tế vẫn bị xâm phạm. Do vậy chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật này để có thể nâng cao việc bảo vệ nhóm nhà đầu tư này.