2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ nhà đầu tư không
2.2.1. Thành quả đạt được
Trong những năm gần đây, bằng việc ban hành hàng loạt các nghị định thông tư mới thay thế trong lĩnh vực chứng khốn, pháp luật Việt nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc bảo vệ nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư khơng chun nghiệp nói riêng: Thơng tư 121/2012/TT-BTC về quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết, Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn, Thơng tư số 111/2013/TT-BTC [12], nghị định 58/2012/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của luật chứng khoán 2006 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán 2010... Trong các văn bản mới ban hành và thay thế, quyền lợi nhà đầu tư được nâng cao hơn đáng kể bằng các quy định: yêu cầu tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư và tài khoản của cơng ty chứng khốn, nâng cao mức phạt với cơng ty chứng khốn và các chủ thể xâm hại đến quyền lợi nhà đầu tư và sự bình ổn, minh bạch của thị trường chứng khốn, yêu cầu về công bố thông tin chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn...
Bởi quyền lợi nhà đầu tư được đảm bảo hơn trên thực tế, mà Việt nam cũng được thế giới đánh giá cao hơn về những nỗ lực cải thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ nhà đầu tư. Trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 công bố sáng 29/10/2013 [54] ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam ở vị trí thứ tám trong số các nền kinh tế đẩy mạnh việc bảo vệ các nhà đầu tư nhiều nhất trong năm qua. Báo cáo cho biết từ năm 2012 đến năm 2013, Việt Nam đã có các biện pháp tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước bằng việc ban hành hàng loạt các nghị định, thơng tư mới, trong đó đặc biệt được đánh giá cao là thơng tư 52/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Điểm số trong việc bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam trong Báo cáo này cũng tăng 3,3 điểm trong năm 2013, giúp Việt Nam đứng vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng này, sau Macedonia, Rwanda, Thổ Nhĩ Kỳ, Panama, Côoet, Tiểu vương Quốc Arập Thống
nhất và Congo. Như vậy chúng ta đã có những dấu hiệu khả quan cho thấy những nỗ lực trong việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (Xem phụ lục 3).
Đối với các hoạt động quản lý, và xử lý vi phạm, pháp luật về chứng khoán và TTCK đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, góp phần xây dựng thanh tra chứng khoán minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi nhà đầu tư. Nội dung công tác thanh tra giám sát TTCK tập trung vào việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán; đồng thời đưa ra các khuyến nghị kịp thời đối với các chủ thể tham gia thị trường. Thời gian qua, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán tập trung được siết chặt, qua đó đã phát hiện và kịp thời xử lý nhiều công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, nhà đầu tư vi phạm. Lực lượng thanh tra của UBCKNN đã thực hiện các biện pháp như: Giám sát thông qua tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp vi phạm các quy định về giao dịch của các cơng ty chứng khốn và các tổ chức, cá nhân có hành vi làm giá, thao túng thị trường. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát trên TTCKTT, UBCKNN đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS) hỗ trợ trong việc giám sát giao dịch đối với các cổ phiếu ngân hàng, tài chính, kịp thời phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong năm 2012, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước đã tổ chức 7 đồn thanh tra và 60 đoàn kiểm tra đối với các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, ngân hàng giám sát, cơng ty kiểm tốn. UBCKNN đã ban hành 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác quản lý, giám sát, xử lý vi phạm về thao túng giá, giao dịch nội bộ, UBCKNN đã triển khai 6 đoàn kiểm tra giao dịch đối với các cổ phiếu có nghi vấn và chuyển hồ sơ 4 vụ việc liên quan đến bán khống cho cơ quan công an [43, tr.3]. Trong 6 tháng đầu năm 2013, UBCKNN đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền
phạt là 2,9 tỷ đồng; Trong đó, có 13 trường hợp vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết, xử lý 17 trường hợp vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; xử phạt 1 cá nhân có hành vi thao túng cổ phiếu, đang tiếp tục xử lý 1 cá nhân có hành vi thao túng giá cổ phiếu của Cơng ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang (BGM); xử phạt 5 cơng ty chứng khốn và 4 công ty quản lý quỹ; đồng thời đình chỉ hoạt động đối với 1 cơng ty quản lý quỹ do hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép. Ngoài ra, UBCKNN đã xử lý 46 đơn thư tố cáo; các đơn thư tố cáo chủ yếu tập trung vào các tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệt hại của nhà đầu tư tại các cơng ty chứng khốn. Trong cả năm 2013, UBCKNN đã tổ chức hơn 60 đoàn thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt hơn 100 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 7,7 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến việc các CTCK không thực hiện đúng việc công bố thông tin, cho khách hàng đặt lệnh khi khơng có đủ tiền trong tài khoản; vi phạm quy định về lưu giữ chứng từ, các hành vi bị cấm như giao dịch tạo cung cầu giả, thao túng giá cổ phiếu niêm yết... [44, tr.4].
Đối với việc xử lý vi phạm, pháp luật về chứng khoán và TTCK đã bảo vệ các nhà đầu tư không chuyên nghiệp bằng cách xây dựng, kiện toàn khung pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên TTCK thơng qua việc ban hành Nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn. Cùng với đó, pháp luật về chứng khốn và TTCK được bảo đảm thực thi có hiệu quả hơn so với các lĩnh vực khác thơng qua việc đã chính thức hình sự hóa một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán. Một trong những điểm nhấn của Luật Chứng khoán là quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự [29, Điều 121-123, Điều 125-127], và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) đã chính thức ghi nhận 03 tội phạm chứng khốn tại các Tội cố ý cơng bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán [32, Điều 181a], Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán [32, Điều 181b], Tội thao túng giá chứng khoán [32, Điều 181c], và cụ thể hóa hơn qua Thơng tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-
VKSNDTC-BTC. Kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực đến nay, đã có vụ án Lê Văn Dũng cùng đồng bọn thao túng giá chứng khoán do Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an thụ lý, khởi tố, được xét xử phúc thẩm ngày 20/4/2012 vừa qua. Đây là vụ án đầu tiên được đưa ra xử lý hình sự. Chúng ta có thể khẳng định, việc hình sự hóa hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán đã nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Tuy đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện chính sách bảo vệ nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng, song nhìn chung chúng ta vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư khơng chuyên nghiệp. Những hạn chế đó sẽ được đề cập tới ở những phần dưới đây.