Hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước về thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân cấp quận, phường trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 40 - 45)

khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường

Thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường là việc làm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong đó có tổ chức hợp lý chính quyền địa phương. Theo đó, Nghị quyết số 17/NQ/TW ngày 1/8/2007, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa X) đã nêu rõ yêu cầu phải tiến hành "Thực hiện thí điểm khơng tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường". Ngày 15/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Đến ngày 23/02/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch triển khai Nghị quyết nói trên. Có nhiều văn bản thể hiện chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường. Cụ thể là:

- Thông báo ý kiến của Bộ Chính trị số 187-TB/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 24/9/2008 về Đề án thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Theo thơng báo này, việc thực hiện thí điểm sẽ thực hiện với số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quận, phường ở các địa phương theo tỉ lệ mà Đề án đã nêu.

- Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3/2009 của Bộ Chính trị về lãnh đạo thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Theo tinh thần Chỉ thị, việc thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cần được tiến hành thận trọng, có bước đi thích hợp. Để thực hiện tốt mục tiêu của thí điểm, chỉ thị đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương cần quán triệt đầy đủ và sâu sắc chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương; các cơ quan chức năng cần chủ động nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chi tiết, kịp thời để các địa phương triển khai thực hiện tốt và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy chính quyền địa phương.

- Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội về thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Theo đó, tại những nơi thực hiện thí điểm, Hội đồng nhân dân quận, phường kết thúc nhiệm kỳ 2004- 2009 vào ngày 25 tháng 4 năm 2009, Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009 tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân mới được thành lập.

- Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Theo Nghị quyết, có 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc thí điểm này. Trong đó có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cả huyện, quận, phường, còn lại là các tỉnh thực hiện thí điểm ở huyện, phường.

- Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Theo Nghị quyết, Ủy ban nhân dân quận nơi thực hiện thí điểm bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 3, 4 Điều 98, Điều 99, các khoản 2, 3, 4 Điều 100, các điều 101, 102, 103, 104, 105, 106, các khoản 1, 2, 3, 4 điều 107 và Điều 109 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, thực hiện thêm các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng quyết định.

+ Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương. Trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương.

+ Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn; Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường.

Cũng theo Nghị quyết này, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được bổ sung thêm như sau:

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 111, các khoản 1, 2, 4 Điều 112, các khoản 2, 3, 4 Điều 113, các điều 114, 115, 116, 117 và các khoản 2, 3, 4 Điều 118 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, thực hiện thêm các quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển hằng năm trình Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để trình Hội đồng nhân dân quyết định.

+ Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đơ thị, phịng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lịng đường, lề đường trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân quận, phường nơi thực hiện thí điểm được quy định như sau: Ủy ban nhân dân quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 06/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách đối với chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân phường nghỉ việc trước thời hạn do triển khai thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân phường.

Ngoài ra, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành một số thông tư hướng dẫn xung quanh nhiệm vụ triển khai thực hiện thí điểm. Cụ thể là:

- Thông tư 03/2009/TT-TAND ngày 5/3/2009 của Tòa án Nhân dân tối cao về hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư số 01/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư số 02/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Thông tư số 03/2009/TT-BNV ngày 29/4/2009 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn tên gọi Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, quận và biển tên cơ quan Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư số 04/2009/TT-BNV ngày 29/4/2009 của Bộ Nội vụ sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư số 02/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

- Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính quy định về cơng tác lập dự tốn, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Nhìn chung, các văn bản của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện thí điểm đã được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời nhằm tổ chức lại chính quyền địa phương hợp lý, tinh gọn, đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ trước đây của Hội đồng nhân dân quận, phường được duy trì. Việc phân cơng, phối

hợp trong hệ thống tổ chức chính trị ở địa phương, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, phường cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được chú trọng.

Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường theo Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 đã đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, sự điều hành quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận, phường được thực hiện tốt, có hiệu quả và nhiều mặt tiến bộ hơn so với trước đây.

Các văn bản của Bộ, ngành trung ương đã kịp thời ban hành, nhằm tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện thí điểm, ổn định tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân cấp quận, phường trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)