Bảo đảm quyền tự do ý kiến và biểu đạt khi thu hồi đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 65 - 70)

tại Việt Nam

2.2.5.1. Quyền tự do ý kiến và biểu đạt

Quyền tự do biểu đạt lần đầu tiên được ghi nhận trong Điều 19 UDHR. Theo điều này:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới. Cần lưu ý, các quan điểm, tư tưởng phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, không được đi ngược lại lợi ích và đạo đức xã hội [26].

Nội dung của Điều 19 UDHR sau đó được khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20 ICCPR. Theo ICCPR:

Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ [26].

Khoản 3 Điều này xác định quyền tự do biểu đạt

Phải được kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì vậy, quyền này có thể phải chịu môt số hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: (a) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và; (b) để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội [26].

Nội dung Điều 19 ICCPR sau đó còn được HRC làm rõ thêm trong Bình luận chung số 10 thông qua phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của Ủy ban. Theo văn kiện này, quyền được giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp nêu ở khoản 1, Điều 19 là quyền tuyệt đối, không được hạn chế hay tước bỏ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huống khẩn cấp của quốc gia (đoạn 1). Bổ sung cho quy định trong Điều 19, Điều 20 ICCPR đề cập một số hạn chế cần thiết của quyền

tự do biểu đạt, theo đó, “mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối

xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm” [26].

Cụ thể các quy định trên, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tư do báo chí; tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc

thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [23, Điều 25]. Cụ thể các quy định

trên của Hiến pháp, Điều 2 Luật báo chí năm 1990 (được sửa đổi, bổ sung năm 1999) quy định cá nhân công dân có quyền đăng tải trên các phương diện thông tin đại chúng những ý kiến cá nhân của mình không trái với chính sách pháp luật của nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động.

Luật xuất bản năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định quyền của công dân được công bố tác phẩm của mình cho công chúng. Luật này và Luật báo chí đều quy định, báo chí và các ấn phẩm trước khi xuất bản đều không bị kiểm duyệt.

Pháp luật về báo chí và xuất bản của nước ta đồng thời quy định cấm lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân. Theo Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, những hành vi lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân có thể bị truy tố theo các Điều 87 (Tội pháp hoại chính sách đoàn kết), Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 122 (Tội vu khống), các Điều 263, 264 về tội làm lộ bí mật Nhà nước…

2.2.5.2. Bảo đảm quyền được thông tin của nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp

Hiện nay, hầu hết các trường hợp thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng đều do Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND cấp huyện thành lập triển khai thực hiện trên thực tế từ khâu thu hồi đất tới khâu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Trên thực tế triển khai, có thể thấy hoạt động của các Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dựa chủ yếu vào các quy tắc hành chính, rất nhiều nơi đã áp dụng biện pháp cưỡng chế người bị thu hồi đất phải

thực hiện quyết định hành chính về thu hồi đất, nhận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong triển khai còn thiếu quá trình vận động nhân dân trên cơ sở động viện sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội và sự tham gia trực tiếp của những người bị thiệt hại. Cách triển khai hiện tại (thiếu sự thông tin minh bạch) thường dẫn tới xung đột giữa chính quyền và người dân, người dân bị thu hồi coi mình là nan nhân của chính sách Nhà nước.

Trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay được áp dụng gần như giống nhau ở các địa phương và cho tất cả các dự án đầu tư. Cách làm như vậy chưa tạo được tính phù hợp đối với từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương, từng đặc trưng dân tộc của các dân tộc thiểu số. Thực tế cho thấy đã có nhiều khiếu kiện của dân về cách thực hiện chưa được tính toán trong những hoàn cảnh cụ thể. Những bất cập thể hiện rõ nhất là người dân luôn thấy khu tái định cư được chỉ định không phù hợp với hoàn cảnh sống của mình, nhất là khi giải quyết tái định cư cho nhóm người nghèo vào nhà chung cư, tái định cư cho cả một cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số vào khu dân cư dạng đô thị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên là do thiếu cơ chế thông tin, trao đổi giữa các cơ quan thực thi thu hồi đất, hỗ trợ đền bù và những người bị thu hồi đất. Không có một cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp của chính những người bị thu hồi đất để có những chính sách, giải pháp thể theo nguyện vọng của họ. Hình thức thực hiện các dự án dạng “Phát triển dựa vào cộng đồng” (Community Driven Development – CDD) cần được xem xét và phát triển trong quá trình phát triển hạ tầng công cộng [13, tr.5].

Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể:

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện;

b) Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

3. Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

4. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến UBND cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [23, Điều 43].

Như vậy, so với LĐĐ 2003 thì LĐĐ 2013 đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Do đó, trong quá trình lập kế hoạch thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành lấy ý kiến của nông dân và nhân dân tại nơi có đất nông nghiệp bị thu hồi. Đây là cơ hội để những người nông dân bị thu hồi đất, hay không bị thu hồi có thể phản ánh ý kiến và đề đạt nguyện vọng của mình về việc thu hồi đất. Quy định của Luật là khá cụ thể và chi tiết, theo đó cơ quan có trách nhiệm về quy hoạch ngoài việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân còn có trách

nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hy vọng với cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa những người bị thu hồi đất và cơ quan có thẩm quyền, trong thời gian tới việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ trở nên minh bạch, đảm bảo quyền lợi của những người nông dân khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất vì những mục đích khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)