3.2. Những giải pháp cụ thể bảo đảm quyền con ngƣời cơ bản của
3.2.3. Giải pháp bảo đảm quyền giáo dục của những người nông dân
thu hồi đất nông nghiệp
Vấn đề giáo dục, đào tạo đối với những người nông dân ở nông thôn là vô cùng quan trọng. Nếu được quan tâm, hỗ trợ về công tác đào tạo để nâng cao trình độ thì họ sẽ chủ động hơn trong việc tạo lập cuộc sống, tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, đối với người nông dân sau khi thu hồi đất vấn đề giáo dục được họ quan tâm nhất chính là đào tạo nghề để có thể chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Để phát triển và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề đòi hỏi áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.
Một trong những đặc điểm của lao động nông nghiệp là trình độ học vấn và tay nghề thấp. Phần lớn họ chỉ mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, chưa được trải qua một lớp đào tạo nghề nào. Điều này đã trở thành rào cản lớn đối với người lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất trong việc tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và hòa nhập cuộc sống mới. Chính vì vậy, các địa phương và các cấp, các ngành cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho đối tượng này.
nông nghiệp, các địa phương và các cấp, các ngành cần tập trung vào thực hiện các biện pháp:
- Cần phải tiến hành điều tra trình độ học vấn của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đồng thời các địa phương cần khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức nước ngoài tham gia xây dựng Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm đối với các hộ dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp.
- Từng địa phương xác định số lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất nông nghiệp để có kế hoạch đào tạo, sử dụng: số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp chia theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, lao động chia theo độ tuổi, trình độ, giới tính, tình trạng việc làm, nhu cầu đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn…
- Trong quá trình thực hiện các dự án có thu hổi đất nông nghiệp, địa phương cần bảo đảm có một cơ sở đào tạo nghề để thu hút người lao động và con em họ vào học nghề. Nội dung đào tạo lao động cần chú ý đến sự hiểu biết của học viên về Luật pháp, Luật Lao động, quan hệ lao động, kỷ luật lao động… Cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có khả năng làm việc nhóm.
- Gắn kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực lao động với mục tiêu phát triển, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Vận dụng bài học kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai là: tránh việc “cái cần thì không dạy, cái dạy thì không cần”. Lào Cai đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của các hộ nông dân có nhu cầu học nghề. Song song với việc khảo sát nhu cầu của các hộ nông dân, Sở Lao động, thương binh và Xã hội Lào Cai cũng tiến hành khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với kết quả khảo sát này, một số hộ được học nghề nông nghiệp gắn với nhu cầu thiết thân của họ. Số khác với nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, Lào Cai đã tổ chức dạy nghề theo nhu cầu của những doanh nghiệp trên địa bàn. Với cách làm như vậy, tỉnh Lào Cai đã giải quyết được hai vấn đề. Thứ nhất, không gây lãng phí
về thời gian của người dân cũng như tiền bạc của Nhà nước. Thứ hai, đó chính là hiệu quả dạy nghề, giải quyết được việc làm cho người dân sau học nghề. Vì vậy, các cơ sở dạy nghề cần đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề phù hợp với điều kiện, đặc điểm của người lao động nông nghiệp để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng và thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Kết quả từ mô hình dạy nghề với các tập đoàn, tổng công ty cho thấy: các tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành 38 lớp dạy nghề với 1.140 người, cung cấp lao động cho Tập đoàn Dệt – May, Điện lực, tiếp tục triển khai các hợp đồng đặt hàng dạy nghề năm 2010 cho 5.810 người và triển khai đặt hàng năm 2011 cho 4.730 người trình độ Trung cấp, Cao đẳng nghề có địa chỉ đầu ra cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số và lao động bị thu hồi đất có khó khăn về kinh tế. Vì vậy, các địa phương cần khuyến khích các doanh nghiệp và các trường dạy nghề chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo đối với các nghề mới. Đồng thời, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo hướng tăng nhanh về quy mô và nâng cao chất lượng, trong đó tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng như: du lịch, thương mại, vận tải, kho bãi, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin…
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho phù hợp với công nghệ hiện đại, tiếp cận với thiết bị mà các cơ sở sản xuất đang sử dụng cho các cơ sở dạy nghề. Ngoài việc đào tạo về tay nghề, các nội dung liên quan tới ý thức kỷ luật, tác phong công việc, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động cũng dần được đưa vào hoạt động đào tạo.
- Không chỉ đào tạo nghề cho những nơi đã đền bù, giải tỏa mà các địa phương cần chủ động có kế hoạch đào tạo đối với những vùng dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong tương lai.
Với những giải pháp được tiến hành như trên, công tác đào tạo nghề sẽ đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần bảo đảm quyền được giáo dục của lao động nông thôn nói chung và những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng.