Tùy theo đặc điểm điều kiện tự nhiên của nơi trồng rừng, có thể áp dụng một số phương thức và biện pháp xử lý thực bì cụ thể như sau:
- Đối với địa hình bằng phẳng có độ dốc nhỏ (D<150): xử lý thực bì toàn diện bằng cách luỗng phát toàn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì băm ngắn, xếp cạnh hố trồng hoặc xếp gọn theo đường đồng mức. Nếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt thì cần phải chừa lại cây gỗ bản địa tái sinh có giá trị và cây che bóng giai đoạn ban đầu, điều chỉnh độ tàn che tầng cây cao khoảng 30% để che bóng cho cây Quế mới trồng trong giai đoạn đầu.
- Đối với địa hình có độ dốc lớn (D>150): cần phải xử lý thực bì theo băng hay rạch.
+ Thiết kế bang (rạch): băng (rạch) được bố trí chạy theo đường đồng mức. Kích thước bang (rạch) tuỳ thuộc vào mật độ trồng ban đầu. Trồng với mật độ ban đầu là 3.300 hoặc 2.500 cây/ha, băng chừa 1m, băng chặt 1m. Trồng với mật độ ban đầu là 1.650cây/ha, băng chừa 1m, băng chặt 2m.
+ Xử lý thực bì trên băng (rạch): trên băng chặt, thực bì được phát sạch đến gốc sau đó dọn ra hai bên băng. Chú ý, để lại cây tái sinh và cây gỗ kinh tế. Điều chỉnh độ tàn che tầng cây cao khoảng 0,3 để che bóng cho cây Quế trồng trong giai đoạn đầu.
+ Đối với phương thức trồng nông lâm kết hợp: trên đất nương rẫy tương đối bằng phẳng, xử lý thực bì toàn diện bằng cách luỗng phát toàn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì băm ngắn, xếp bên ngoài đường ranh giới lô. Chú ý phải chừa lại cây gỗ bản địa che bóng giai đoạn ban đầu.
+ Đối với phương thức trồng phân tán trong vườn hộ: xử lý thực bì cục bộ theo vị trí trồng cây hay lỗ trống trong vườn, luỗng phát toàn diện dây leo, cỏ dại trong phạm vi trồng cây Quế. Chú ý chặt tỉa cành nhánh những cây ăn quả và cây gỗ xung quanh, điều chỉnh độ tàn che cho cây Quế mới trồng khoảng từ 30 - 40%.
2m 1 m 3m 2m V. Làm đất trồng 1. Cuốc hố:
- Bố trí hố trồng cây: Hố trồng cây được bố trí theo hàng song song với đường đồng mức hoặc trên băng (rạch) đã xử lý thực bì, đào hố trên giữa băng chặt. Trên mỗi rạch trồng một hàng cây. Khoảng cách giữa các hàng và các hố được bố trí như sau:
+ Đối với mật độ trồng 5.000 cây/ha thì hàng cách hàng có thể là 2m và cây cách cây trên hàng là 1m.
+ Đối với mật độ trồng 3.300 cây/ha thì hàng cách hàng là 2m và cây cách cây trên hàng là 1,5m.
+ Đối với mật độ trồng 2.500 cây/ha thì hàng cách hàng 2m và cây cách cây trên hàng cũng là 2m.
+ Đối với mật độ trồng 1.650 cây/ha thì hàng cách hàng là 3m và cây cách cây trên hàng là 2m.
+ Đối với trồng cây phân tán trong vườn hộ thì các cây trong vườn phải cách nhau từ 2 - 3m.
Chú ý: các hố ở hàng này phải bố trí so le so với các hố ở hàng bên cạnh nếu là trồng tập trung thuần loài hoặc trồng nhiều hàng trên 1 băng hay rạch. Trường hợp tâm hố nằm gần gốc cây gỗ để lại che bóng thì xê dịch cách gốc cây đó khoảng 1 - 2m.
- Cuốc hố và kích thước hố: trong nhiều tài liệu quy định cuốc hố có kích thước là 30x30x30cm hay 40x40x40cm. Nhưng thực tế cuốc không đạt. Tuy nhiên, trong tài liệu này cho rằng nếu đất tốt, còn tính chất đất rừng thì không cần thiết phải bón lót và chỉ cần cuốc hố có kích thước 30x30x30cm là đảm bảo. Nếu đất đã bị thoái hóa do canh tác nương rấy nhiều năm hoặc trồng Quế từ 2 luân kỳ trở lên thì cần phải bón phân chuồng hoặc phân xanh kết hợp với phân NPK tổng hợp, nên cần phải cuốc hố rộng hơn, kích thước 40x40x40cm là phù hợp.
Khi cuốc hố để riêng lớp đất mặt sang một bên, lớp đất phía dưới sang một bên, đồng thời phải chặt đứt toàn bộ rễ cây có trong lòng hố. Hố được cuốc xong trước khi trồng khoảng 30 ngày.
2. Lấp hố và bón phân:
- Trước khi trồng 7 - 10 ngày, tiến hành lấp hố và kết hợp bón lót bằng cách lấy phần đất mặt trộn đều với 2 kg phân chuồng hoai hoặc 500g phân vi sinh hoặc 200g phân NPK(5:10:3) rồi lấp xuống hố.
- Hố được lấp đầy bằng cách đưa phần đất mặt trộn đều với phân xuống trước, cuốc xới và cào them lớp thảm khô mục ở phía trên dốc xuông hố, sau đó mới lấp phần đất bên dưới lên trên, lấp đất đầy đến ngang miệng hố và cao hơn mặt đất xung quanh từ 3-5cm như hình mai rùa để tránh đọng nước.