3.2 Hệ thống điện của thang máy
Có thể chia ra thành 5 cấu thành chính
Mạch động lực: hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động thang máy, có nhiệm vụ đóng mở, đảo chiều động cơ dẫn động và phanh của bộ tời kéo. Hệ thống phải đảm bảo quá trình chuyển động của cabin trong quá trình mở máy và hãm được êm và chính xác.
Mạch điều khiển: có tác dụng thực hiện một chương trình điều khiển phù hợp với các chức năng, yêu cầu của thang máy. Nó có nhiệm vụ lưu trữ các lệnh di chuyển trong cabin, các lệnh gọi tầng của hành khách và thực hiện các lệnh theo nguyên tắc ưu tiên đã định. Sau khi thực hiện xong lệnh điều khiển thì xóa bỏ, xác định ghi nhớ thường xuyên vị trí của cabin.
Mạch tín hiệu: là hệ thống các đèn báo hiệu với các kí hiệu đã được thống nhất để báo trạng thái hoạt động, vị trí hay hướng di chuyển của cabin.
Mạch chiếu sáng: Bao gồm hệ thống chiếu sáng cho cabin và hố thang.
Mạch an toàn: Là hệ thống các công tắc, rơ le tiếp điểm nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình sử dụng.
3.3 Nguyên lí động và sử dụng của thang máy 3.3.1 Reset buồng thang khi đóng nguồn 3.3.1 Reset buồng thang khi đóng nguồn
Dù cho buồng thang đang ở bất cứ vị trí nào, khi đóng nguồn đều được reset và đưa về tầng trệt.
3.3.2 Nguyên tắc đóng mở cửa
Buồng thang chỉ hoạt động khi cửa hoàn toàn đóng.
Cửa chỉ mở khi buồng thang dừng đúng tầng.
3.3.3 Nguyên tắc đến tầng
Để xác định vị trí hiện tại của thang dựa vào cảm biến ở mỗi tầng. Khi buồng thang ở tầng nào thì cảm biến nhận tín hiệu ở tầng đó và đưa về điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ điều khiển buồng thang dừng và thực hiện đóng mở cửa theo yêu cầu.
3.3.4 Sử dụng thang máy
Gọi thang bên ngoài buồng thang:
Ở mỗi buồng thang đều có một bảng điều khiển, trên bảng điều khiển có các nút ấn lên xuống để phục vụ yêu cầu của người sử dụng.
Gọi thang bên trong buồng thang:
Có các nút ấn gọi tầng, nút điều khiển đóng mở cửa buồng thang
Đáp ứng của thang sau lệnh gọi: Nếu buồng thang đang ở tầng khác so với tầng của người sử dụng thì thứ tự ưu tiên sẽ như sau
Nếu thang di chuyển cùng chiều với lệnh gọi và di chuyển ngang qua tầng mà khách đang đứng thì khi đến tầng được gọi, thang sẽ dừng lại và đón khách.
Nếu thang đang di chuyển ngược chiều với chiều hành khách muốn đi, hoặc cùng chiều nhưng không di chuyển qua thì sau khi đáp ứng các yêu cầu trước đó sẽ quay trở lại đón khách.
Nếu buồng thang đang ở tầng mà hành khách vừa gọi, thang sẽ mở cửa đón khách.
3.4 Thiết kế nút nhấn và bố trí các cảm biến 3.4.1 Nút nhấn 3.4.1 Nút nhấn
Bên ngoài buồng thang:
Tầng 2,3: Nút nhấn gọi thang đi lên, nút nhấn gọi thang đi xuống Tầng 4: Nút nhấn gọi thang đi xuống
Bên trong buồng thang:
Mỗi tầng có bảng điều khiển gồm 6 nút ấn bao gồm: 4 nút nhấn gọi tầng 1,2,3,4, hai nút nhấn yêu cầu mở cửa, đóng cửa bằng tay.
3.4.2 Bố trí các cảm biến
Hình 19. Bố trí cảm biến và các nút gọi tầng trên thang máy (Giải thích kí hiệu xem ở Hình 26)