Các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong hiến pháp việt nam (Trang 33 - 36)

2.1. Quy định về quyền con người

2.1.2. Các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

Các quy định của Hiến pháp năm 1992 xác lập 9 nguyên tắc chung, cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, được thể hiện trong 7 điều của Chương V, gồm: nguyên tắc trở thành công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 49); tôn trọng quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội (Điều 50); quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân (Điều 51); Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội (Điều 51); quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định (Điều 51); mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 52); Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi

chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 75); Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam (Điều 81); Nhà nước Việt Nam xem xét việc cho cư trú đối với người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ, hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại (Điều 82).

Nhóm các quyền về chính trị, được thể hiện trong 6 điều (2 điều của Chương

I và 4 điều của Chương V). Các quyền cơ bản về chính trị được quy định trong Chương I gồm: quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 7) và quyền làm chủ ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội (Điều 11). Tại Chương V, Hiến pháp năm 1992 quy định 9 quyền cơ bản về chính trị của công dân Việt Nam, gồm: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 53); quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương (Điều 53); quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước (Điều 53); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53); quyền bầu cử (Điều 54); quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Điều 54); quyền khiếu nại (Điều 74); quyền tố cáo (Điều 74) và bảo vệ Tổ quốc (Điều 77)..

Nhóm các quyền dân sự, được thể hiện trong 9 điều của Chương V, gồm:

quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và quyền được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu này (Điều 58); quyền thừa kế hợp pháp và quyền được Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế này (Điều 58); quyền tác giả và quyền được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả (Điều 60); quyền sở hữu công nghiệp và quyền được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 60); quyền tự do đi lại ở trong nước (Điều 68); quyền tự do cư trú ở trong nước (Điều 68); quyền ra nước ngoài (Điều 68); quyền từ nước ngoài về nước (Điều 68); quyền tự do ngôn luận (Điều 69); quyền tự do báo chí (Điều 69); quyền được thông tin (Điều 69); quyền hội họp (Điều 69); quyền lập hội (Điều 69); quyền biểu tình (Điều 69); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 70); quyền được Nhà nước bảo hộ những nơi thờ tự (Điều 70); quyền bất khả xâm phạm về thân thể quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 71); quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Điều

71); quyền được suy đoán vô tội (Điều 72); quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật (Điều 72); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73); quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 73); quyền của người khiếu nại, tố cáo bị thiệt hại được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự (Điều 74).

Nhóm các quyền kinh tế, được thể hiện trong 6 điều (3 điều của Chương II và

3 điều của Chương V). Trong Chương II, Hiến pháp năm 1992 quy định 5 quyền là quyền được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật (Điều 18); quyền được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (Điều 20); quyền được thành lập doanh nghiệp (Điều 20); quyền của người sản xuất được Nhà nước bảo hộ quyền lợi (Điều 28) và quyền của người tiêu dùng được Nhà nước bảo hộ quyền lợi (Điều 28). Tại Chương V, Hiến pháp năm 1992 quy định 4 quyền - đó là: quyền lao động (Điều 55); quyền tự do kinh doanh (Điều 57); quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác và quyền được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu này (Điều 58).

Nhóm các quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học- công nghệ, được thể hiện ở

4 điều (1 điều của Chương I, 1 điều ở Chương III và 2 điều của Chương V). Điều 5

của Chương 1 quy định một trong những quyền dân tộc cơ bản là kết quả nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc cơ bản là quyền của các dân tộc được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Tại Điều 32, Chương III, Hiến pháp năm 1992 quy định quyền của công dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. Còn lại 6 quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ được quy định tại Chương V, gồm: quyền học tập (Điều 59); quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (Điều 60); quyền phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (Điều 60); quyền sáng tác văn học, nghệ thuật (Điều 60); quyền phê bình văn học, nghệ thuật (Điều 60); quyền tham gia các hoạt động văn hóa khác (Điều 60).

(các Điều 56, 61 - 67), gồm: quyền nghỉ ngơi và quyền được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của viên chức nhà nước và người lao động làm công ăn lương (Điều 56); quyền được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe (Điều 61); quyền xây dựng nhà ở (Điều 62); quyền cho thuê nhà (Điều 62); quyền thuê nhà (Điều 62); quyền của người thuê nhà được Nhà nước bảo hộ (Điều 62); quyền của người có nhà cho thuê được Nhà nước bảo hộ (Điều 62); quyền bình đẳng nam nữ (Điều 63); quyền của lao động nữ được hưởng chế độ thai sản (Điều 63); quyền của nữ viên chức nhà nước và làm công ăn lương được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương (Điều 63); quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 64); quyền của trẻ em được gia đình, Nhà nước, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (Điều 65); quyền của thanh niên được gia đình, Nhà nước, xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí,… (Điều 66); quyền của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước (Điều 67); quyền của người và gia đình có công với nước được Nhà nước khen thưởng, chăm sóc (Điều 67); quyền của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ (Điều 67). Ở đây cũng có thể tách riêng thành nhóm quyền của một số chủ thể.

Nhóm các quyền của những cá nhân không phải là công dân Việt Nam (các

Điều 75, 81 và 82 của Chương V). Đó là quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng (Điều 75); quyền của người nước ngoài (có thể là công dân nước ngoài hay người không có quốc tịch) đang cư trú ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam (Điều 81) và quyền được Nhà nước Việt Nam xem xét cho cư trú của người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ, hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại (Điều 82).

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong hiến pháp việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)