với trường hợp NCTN phạm nhiều tội, trong đó có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi. Còn đối với trường hợp NCTN thực hiện nhiều tội phạm mà các tội phạm đó đều được thực hiện trước khi họ dưới 18 tuổi thì khơng có quy định cụ thể. Đồng thời, khi tổng hợp hình phạt Điều 75 lại dẫn chiếu việc áp dụng mức hình phạt quy định tại Điều 74 là hình phạt áp dụng đối với một tội phạm chứ không phải là Điều luật về mức phạt tối đa sau khi tổng hợp hình phạt. Ngồi ra, bên cạnh hình phạt tù cịn có các hình phạt khác cũng cần được tổng hợp như: cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể. Chính vì vậy, điều 75 BLHS cần quy định lại như sau:
“Điều 75. Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm nhiều tội.
Khi xét xử cùng một lần một NCTN phạm nhiều tội, Tòa án áp dụng hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với trường hợp các tội mà NCTN được thực hiện khi chưa đủ tuổi hoặc tội nặng nhất được thực hiện khi NCTN chưa đủ 18 tuổi:
có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, và mười tám năm đối với hình phạt tù có thời hạn áp dụng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và mười hai năm đối với hình phạt tù có thời hạn áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền
phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
d) Cảnh cáo khơng tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với trường hợp NCTN phạm nhiều tội trong đó tội nặng nhất được
thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.”
(iii) Hoàn thiện BLHS năm 2015 về hình phạt và những chế định liên quan đến NCTN phạm tội
- Thứ nhất, về những kiến nghị: Điều 98 BLHS năm 2015 quy định bốn loại
hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là (1. Cảnh cáo; 2.
Phạt tiền; 3. Cải tạo khơng giam giữ; 4. Tù có thời hạn) Bộ luật cũng có ba điều
luật cụ thể tương ứng với các hình phạt (Phạt tiền Điều 99; Cải tạo khơng giam giữ Điều 100 và Tù có thời hạn Điều 101) nhưng vẫn chưa có điều luật cụ thể về hình phạt cảnh cáo do vậy cần tiếp tục kiến nghị hoàn thiện chế định hình phạt trên để đảm bảo đồng nhất Điều 98 các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội;
Tiếp tục kiến nghị hồn thiện, bổ sung hình phạt trục xuất là một trong những hình phạt chính để có thể áp dụng đối với người nước ngồi dưới 18 tuổi phạm tội;
tuổi phạm tội tùy theo từng độ tuổi (độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) để đảm bảo cho người dưới 18 tuổi phạm tội không bị cách ly khỏi môi trường xã hội quá dài, tránh việc mất đi giá trị con người và họ khó có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm và phát triển lành mạnh khi hết hạn chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
- Thứ hai, về những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng: BLHS năm 2015
của nước ta đã quy định vấn đề xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đã ghi nhận một nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “…phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi…” khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015 và “Việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm của hành vi phaṃ tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm” khoản 3 Điều 91 BLHS năm 2015. Đây là chính sách nhân đạo của Nhà
nước ta giao NCTN phạm tội cho gia đình, cơ quan, tở chức tại cơng ̣ đờng thưc ̣ hiên ̣ việc giám sát, giáo dục mà không cần tiếp tục xử lý bằng hê ̣thớng tư pháp hì nh sự. Việc này cũng hồn toàn phù hợp với xu thế của thế giới và với các nguyên tắc quan trọng trong chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội được ghi nhận tại CRC mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên “Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và nên làm thì các q́c gia phải khuyến khích việc thiết lập các biện pháp xử lý NCTN vi phạm pháp luật mà không cần viện đến các thủ tục tư pháp trong điều kiện bảo đảm quyền con người và sự nghiêm minh của pháp luật” [29].
Quy định xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hoàn toàn phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền của NCTN phạm tội và CRC. Việc thay thế xử lý hình sự bằng biện pháp xử lý chuyển hướng nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các em, giúp cho các em tránh được những tác động tiêu cực của các thủ tục TTHS thông thường mà vẫn nhận thức được lỗi lầm, tích cực khắc phục hậu quả, tự rèn luyện, cải tạo giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội [31]. Việc tăng cường bảo vê ̣và thực hiện quyền của NCTN . Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, gia đình trong việc giúp đỡ NCTN phạm tội sửa chữa lỗi lầ m, phục hồi và tái hồ nhập cộng đồng và trở thành cơng dân có ích cho xã hội [33, tr.74-78].
3.2.2. Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự trong việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên với người chưa thành niên
Các chuẩn mực quốc tế về tư pháp NCTN kêu gọi các quốc gia thiết lập hệ
thống tư pháp riêng cho đối tượng dưới 18 tuổi so với hệ thống của người trưởng thành nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi của NCTN vi phạm pháp luật hình sự. Theo Cơng Ước Quốc Tế, một hệ thống riêng như vậy cần bao gồm “luật pháp, thủ tục, các cơ quan, và thể chế áp dụng riêng cho trẻ em” [48]. Ngoài ra, Quy tắc Bắc Kinh cũng nêu rõ “cần nỗ lực thiết lập trên vùng lãnh thổ thuộc quyền tài phán quốc gia một hệ thống luật pháp, quy tắc, và điều khoản áp dụng riêng cho NCTN, cũng như các thiết chế và cơ quan được giao đảm trách nhiệm vụ quản lý tư pháp NCTN” [48], bao gồm hệ thống Tòa án và các đơn vị chuyên trách trong cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và đội ngũ cảnh sát, kiểm sát viên, Thẩm phán, cũng như xây dựng đội ngũ luật sư bào chữa chuyên trách đại diện cho NCTN tham gia tố tụng [21]. Bình luận chung số 10 của UB Quyền trẻ em, đoạn 10 giải thích và kêu gọi xây dựng hệ thống tư pháp riêng cho NCTN:
Trẻ em khác với người lớn về sự phát triển tâm lý và thể chất, nhu cầu về học hành và tình cảm. Sự khác biệt này tạo cơ sở cho việc quy định năng lực hình sự của trẻ em thấp hơn so với người lớn. Những sự khác biệt này và sự khác biệt khác là lý do cần phải tách hệ thống tư pháp NCTN và cần phải có biện pháp đối xử khác với trẻ em.
Một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Đức đã ban hành một đạo luật riêng về NCTN vi phạm pháp luật hình sự cịn Việt Nam có một chương riêng quy định thủ tục tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án áp dụng đối với các đối tượng là NCTN. Tuy chưa quy định về tồ án NCTN, nhưng BLTTHS đã có một số quy định đặc biệt trong thủ tục xét xử các vụ án NCTN.
Trong thực tiễn thi hành pháp luật, các cán bộ tư pháp cho biết họ thường gặp khó khăn trong việc áp dụng một số quy định cụ thể của BLTTHS do thiếu các nguồn lực con người và tài chính.
Tác giả cho rằng, việc thiết lập một đạo luật riêng về tư pháp NCTN sẽ đảm bảo rằng các chuẩn mực trong khuôn khổ quốc tế được thể hiện đầy đủ trong các điều khoản của hệ thống tư pháp NCTN. Tuy nhiên, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt như vậy không phải là dễ dàng. Nhiều quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự cũng chỉ quy định vấn đề tư pháp NCTN trong một chương riêng trong BLHS. Do vậy, thay vì xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp NCTN, có thể sửa đổi, bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc ở Phần những quy định chung về xử lý vụ án có NCTN tham gia tố tụng để làm cơ sở nền tảng cơ bản sửa đổi những quy định cụ thể trong các giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án; đồng thời hoàn thiện Chương 10 của BLHS và Chương 32 của BLTTHS để bảo đảm rằng nội dung của hai chương là đảm bảo đầy đủ, có tính khả thi trong thực tiễn áp dụng và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Hướng sửa đổi Chương 32, trước hết là quy định thủ tục tố tụng chuyên biệt, đặc thù trong giải quyết vụ án hình sự có NCTN tham gia. Theo đó, phạm vi áp dụng, gồm tất cả NCTN tham gia tố tụng, bao gồm NCTN phạm tội và NCTN là người nạn nhân, nhân chứng của tội phạm.
Về thủ tục tố tụng NCTN, hướng sửa đổi sẽ có ba nội dung, tương đương 3 Mục: 1) quy định nguyên tắc chung về xử lý vụ án có NCTN tham gia tố tụng; 2) quy định về thủ tục tố tụng NCTN phạm tội; 3) quy định thủ tục tố tụng đối với NCTN là bị hại, nhân chứng trong vụ án hình sự [43, tr.161].
Những NCTN tham gia tố tụng với tư cách khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có những sửa đổi để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho NCTN. Tuy nhiên do địa vị pháp lý và các hoạt động tham gia TTHS của đối tượng này không phổ biến, đồng thời thường không liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và quyền cơ bản khác của NCTN nên nội dung sửa đổi đối với các đối tượng này khơng nhiều, do đó sẽ quy định ở Phần những quy định chung là phù hợp hơn với kết cấu của BLTTHS hiện hành.
3.3. Các kiến nghị về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong áp dụng hình phạt vệ quyền con người của người chưa thành niên trong áp dụng hình phạt
3.3.1. Kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác xét xử nói chung và đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng người chưa thành niên phạm tội nói riêng
Hoạt động xét xử nói chung và quyết định hình phạt nói riêng là hoạt động của con người, mang tính xã hội cao. Chính vì vậy, muốn xét xử đạt kết quả tốt mà biểu hiện rõ nhất là ra được một phán quyết đúng người, đúng tội cũng như một bản án có tình có lý, thì đội ngũ những người xét xử phải có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, có kiến thức pháp lý, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ công lý. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, hiện nay, vẫn cịn có một bộ phận cán bộ làm cơng tác xét xử cịn “yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức làm ảnh hưởng đến kỷ cương pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước” [43, tr.170].
Chính vì vậy, trong thời gian tới, để xây dựng đội ngũ xét xử trong sạch, đủ năng lực, trình độ chun mơn để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm đạo đức; phẩm chất; có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, kiên quyết bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, TAND tối cao cần tập trung tiến hành các giải pháp sau: