(i)Việc quy định nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng đối với NCTN là một phương thức bảo vệ quyền của NCTN trong hoạt động áp dụng hình phạt
Cấu thành nên quyền của NCTN trong hoạt động áp dụng hình phạt là: (i) các quyền con người nói chung và quyền con người của người tham gia tố tụng nói riêng (các quyền chung); (ii) với những đặc thù về độ tuổi, nội dung quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt được quy định theo hướng ưu đãi hơn về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án và các chế độ đối xử phù hợp với lứa tuổi theo hướng nhân đạo hơn, gần gũi hơn, nhanh gọn hơn (các quyền đặc thù). Và như vậy, bảo vệ quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt cũng có nghĩa là phải bảo vệ cả các quyền chung và quyền đặc thù cho NCTN. Nếu các quyền chung tồn tại dưới dạng các quyền (i) được ghi nhận trực tiếp dành cho người được thụ hưởng; (ii) được ghi nhận gián tiếp qua các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì quyền đặc thù đối với NCTN trong TTHS được ghi nhận chủ yếu qua hình thức gián tiếp trong các quy định về nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
(ii)Bảo vệ các quyền đặc thù đối với NCTN cũng là phương thức bảo vệ các quyền chung mà NCTN được hưởng trong hoạt động áp dụng hình phạt
Với các phân tích nêu trên, các quyền mà NCTN được hưởng khi áp dụng hình phạt được phân loại thành hai cấp độ quyền mà không phải là mối quan hệ giữa hai loại quyền khác nhau, đó là mối quan hệ giữa cấp độ các quyền chung (quyền cơ bản) và quyền đặc thù (quyền ưu tiên) mà khơng phải là các quyền có tên gọi và tính chất khác nhau. Ví dụ: cả bị can thành niên và bị can chưa thành niên đều chính quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Như vậy, quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền cơ bản của mọi bị can nhưng đối với NCTN, họ có quyền có luật sư chỉ định và các cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đồn luật sư phân cơng văn phòng luật sư cử người bào chữa cho NCTN nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng mời hoặc khơng có điều kiện để mời người bào chữa [43, tr.69].
(iii)Bảo vệ quyền của NCTN trong hoạt động áp dụng hình phạt là sự kết hợp giữa bảo vệ pháp luật TTHS; hình sự và thực hiện pháp luật với vai trò quan trọng của các chủ thể bào chữa, đại diện cho NCTN trong quá trình giải quyết vụ án
Để có thể bảo vệ quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt một cách đầy đủ, đồng bộ và khả thi, phải giải quyết tốt cả hai khâu pháp luật và thực hiện pháp luật mà cụ thể là pháp luật TTHS; hình sự và thực hiện pháp luật TTHS; hình sự.
Pháp luật TTHS là các khuôn mẫu xử sự đối với các bên trong quan hệ TTHS. Còn pháp luật hình sự quy định về nội dung xác định tội phạm và áp dụng hình phạt đối với tội phạm đó. Do đó, nếu khơng xây dựng được hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật bảo vệ quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt thì quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt sẽ khơng được bảo vệ. Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật chính là các cơng cụ điều chỉnh tất cả mọi vấn đề về thiết chế tư pháp, trình độ, chứng chỉ đối với những người làm việc trong hệ thống tư pháp chưa thành niên nói chung và trong thủ tục TTHS đối với NCTN nói riêng. Các quy định của pháp luật về quyền của NCTN trong TTHS phải được thiết lập song hành với các quy định về nghĩa vụ của các chủ thể khác tương ứng thì quyền của NCTN trong TTHS mới được bảo vệ thực hiện. Chỉ có pháp luật mới bảo vệ được mối quan hệ này khi quy định quyền của một chủ thể này trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của một chủ thể khác.
Ngay từ khâu thiết kế các quyền của NCTN trong TTHS, các nhà xây dựng pháp luật đã phải tính tới yếu tố khả thi của các quy định. Tuy nhiên, việc bảo vệ trực tiếp quyền của NCTN trong TTHS lại triển khai trong từng quốc gia, từng địa phương, bởi từng cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này có nghĩa việc bảo vệ quyền tố tụng cho NCTN trong TTHS sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng, vào các thiết chế tố tụng hay xa hơn nữa là phụ thuộc và từng hồn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị cụ thể nếu khơng có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Do đó, nếu khơng chú ý tới khâu thực hiện pháp luật thì các quyền của NCTN nói chung và quyền của NCTN trong TTHS nói riêng chỉ mang tính chất lý thuyết và khơng có tính khả thi.
(iv) Đặc điểm về vai trị, trách nhiệm bảo vệ quyền của NCTN trong áp dụng hình phạt.
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, là sản phẩm vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân của tội phạm thể hiện ở việc mỗi cá nhân khi thực hiện tội phạm đều có một động cơ riêng (để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân, để có tiền tiêu xài, để nổi tiếng…), một hồn cảnh riêng, một đặc tính tâm lý - khí chất riêng... Tính xã hội của tội phạm thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, có việc xã hội đã khơng có sự quan tâm đúng mức tới mỗi cơng dân, chưa đảm bảo một môi trường tốt đẹp để không xuất hiện động cơ phạm tội cũng như điều kiện phạm tội. Một xã hội (với các thiết chế công quyền cùng những cộng đồng sinh sống, giáo dục trong đó) tiến bộ có trách nhiệm phải thu hẹp hoặc xóa bỏ những nhân tố tiêu cực, hoặc có biện pháp để cách ly NCTN ra khỏi những nhân tố tiêu cực và tạo lập một môi trường với những nhân tố tích cực để ni dưỡng, giáo dục NCTN. Do NCTN nhận thức pháp luật hạn chế nên mức độ chịu sự ảnh hưởng của mơi trường khi hình thành động cơ phạm tội và trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội là rất đáng kể. Sự thiếu quan tâm hoặc định hướng sai lệch một cách cố ý hoặc vô ý của người thành niên đối với NCTN cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng NCTN phạm tội [43, tr.70]. NCTN phạm tội trong nhiều trường hợp là do bị người thành niên dụ dỗ, lơi kéo, rủ rê, chỉ huy, dẫn dắt, kích động.
Chương 2